Vì mục tiêu cao cả và thiêng liêng!

Theo báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, từ năm 2000 - 2023 đã có hơn 1,7 triệu căn nhà Đại đoàn kết được xây mới và sửa chữa. Trong giai đoạn 2021 - 2023, với sự trợ giúp của cộng đồng và ngân sách nhà nước, đã có 139.995 căn nhà được xây dựng và cải tạo.

Còn theo thống kê của các tỉnh, thành phố, dựa trên tiêu chí do Bộ Xây dựng quy định, hiện cả nước vẫn còn 153.881 căn nhà tạm và nhà dột nát cần hỗ trợ. Trong đó có 106.967 căn cần xây mới gồm 68.565 căn của hộ nghèo và 38.402 căn của hộ cận nghèo. Có 46.914 căn cần sửa chữa, trong đó 27.188 căn của hộ nghèo và 19.726 căn của hộ cận nghèo. Kinh phí cần có để hoàn thành mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm và nhà dột nát cho các hộ nghèo và cận nghèo là khoảng hơn 6.522 tỷ đồng.

Như vậy, dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành và quá trình thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc xóa nhà tạm, nhà dột nát vẫn còn nhiều khó khăn, số lượng nhà tạm, nhà dột nát vẫn còn rất lớn. Cụ thể, theo kết quả rà soát mới nhất, cả nước còn khoảng 400.000 căn chưa đạt chuẩn "3 cứng" là nền cứng, khung cứng, mái cứng.

Bởi vậy, phát biểu tại Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, rất cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân, với tinh thần ai có gì góp đó, không kể ít nhiều, miễn là cùng đi chung trên một con đường, một mục tiêu cao cả và thiêng liêng là "Mái ấm cho đồng bào tôi".

Còn Thủ tướng Phạm Minh Chính thì nhấn mạnh, đây là thực hiện chủ trương lớn của Đảng - không để ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Cho nên ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít để chúng ta nhanh chóng xóa nhà tạm, nhà dột cho đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

Để hoàn thành mục tiêu từ nay đến hết năm 2025 xóa bỏ toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã đề xuất, phải nêu cao tinh thần tự lực, tự cường của các địa phương. Với các tỉnh, thành phố thuộc nhóm kinh tế phát triển sẽ tự đảm đương việc xóa nhà tạm trên địa bàn. Nhóm địa phương khó khăn, nhóm tỉnh nghèo... cần có cơ chế huy động và hỗ trợ phù hợp.

Các cơ quan chức năng nên cho phép sử dụng tiết kiệm chi thường xuyên năm 2024 của ngân sách địa phương và Trung ương cùng với nguồn lực xã hội hóa để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo cách vừa phân công, vừa giao chỉ tiêu hỗ trợ theo địa chỉ, để các địa phương có điều kiện hỗ trợ các địa phương khác.

Chính phủ vận động và phân công các bộ, cơ quan, ngân hàng, doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương khó khăn, địa phương nghèo. Ngoài ra, cần huy động sự chung tay góp sức, đồng lòng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, lan tỏa rộng khắp trong xã hội, cộng đồng cho chương trình.

Xóa nhà tạm, nhà dột nát là chủ trương lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính nhân văn sâu sắc. Người dân đều khát khao có được một ngôi nhà nhỏ kín trên, bền dưới, để gia đình trú ngụ, để cụ già, em nhỏ đỡ khổ. Niềm mong ước tưởng chừng rất đơn giản ấy nhưng nếu không có sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, sự chung tay góp sức của các nhà hảo tâm, của cộng đồng, xã hội thì với nhiều người mãi vẫn chỉ là ước mơ - ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.

Và như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước rất rõ là không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội. Không hy sinh an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, làm sao cho Nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc - nên điều quan trọng là khi đã có nguồn lực thì phải sử dụng hiệu quả.

Đời sống

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã trao quyết định của Chủ tịch nước cho ba sĩ quan đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Liên Hợp Quốc
Đời sống

Khẳng định sự chuyên nghiệp, sáng tạo, kỷ luật cao

Các sĩ quan Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc theo hình thức cá nhân đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, thể hiện sự chuyên nghiệp, sáng tạo, kỷ luật cao, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với Chỉ huy Phái bộ cũng như bạn bè và đồng nghiệp quốc tế.

BIDV ủng hộ 100 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

BIDV ủng hộ 100 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Vừa qua, tại Hà Nội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức “Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước” với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Tại chương trình, BIDV đã đóng góp 100 tỷ đồng để chung tay cùng ngành ngân hàng ủng hộ số tiền 1.000 tỷ đồng nhằm thực hiện chương trình an sinh xã hội có ý nghĩa này.

Tăng biên chế công đoàn là đòi hỏi từ thực tiễn
Xã hội

Tăng biên chế công đoàn là đòi hỏi từ thực tiễn

Ngày 8.10, tại tỉnh Thái Nguyên, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị gặp mặt báo chí thông tin về tình hình công nhân, công đoàn và dự án Luật Công đoàn, tổ chức để phóng viên thâm nhập tình hình thực tế đời sống và việc làm của công nhân năm 2024. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu dự và chủ trì hội nghị.

Thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp rút ngắn xuống còn 3 ngày
Xã hội

Thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp rút ngắn xuống còn 3 ngày

Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Công an ban hành Quy trình thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) để triển khai thực hiện thí điểm trên toàn quốc từ ngày 1.10.2024 tới ngày 30.6.2025, trong đó rút ngắn thời gian cấp Phiếu LLTP (từ 10 ngày xuống còn 3 ngày trong trường hợp thông thường, từ 15 ngày xuống còn 9 ngày trong trường hợp cần xác minh).

Đoàn viên, người lao động phấn khởi mua sắm tại "Chợ Tết Công đoàn năm 2024"
Xã hội

Tổ chức gian hàng 0 đồng và cung cấp hàng hóa thiết yếu với giá ưu đãi

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Kế hoạch Tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2025”. Chương trình được tổ chức trên phạm vi cả nước với các gian hàng 0 đồng, cùng các gian hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu bảo đảm chất lượng với giá ưu đãi cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ).

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên
Đời sống

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên

Chiều 7.10, tại Hà Nội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam gặp mặt các gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu tham dự Đại hội đại biểu Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc gặp mặt.

Phát triển các sản phẩm Việt có chất lượng là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Đời sống

Phát triển các sản phẩm Việt có chất lượng là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Nhằm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19.5.2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, nhiệm kỳ 2024 - 2029, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Cuộc vận động nhằm đưa sản phẩm Việt đến tay người tiêu dùng trong tỉnh, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

LPBank chắp cánh ước mơ cho học sinh vùng cao qua Chương trình khuyến học "Nâng bước em tới trường"
Xã hội

LPBank chắp cánh ước mơ cho học sinh vùng cao qua Chương trình khuyến học "Nâng bước em tới trường"

Cuối tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã tổ chức Chương trình trao quà khuyến học "Nâng bước em tới trường" cho học sinh vùng cao tại các điểm trường huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu - một địa phương còn nhiều khó khăn về điều kiện giáo dục. Đây là một trong những hoạt động thiện nguyện mang ý nghĩa sâu sắc mà LPBank đã duy trì thường niên trên khắp cả nước.

Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn Trần Quang Dũng, cùng lãnh đạo địa phương và người dân tham gia động thổ xây dựng nhà đại đoàn kết tại xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Đời sống

Nghĩa tình người dầu khí - Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

"Xóa nhà tạm, nhà dột nát" thời gian qua đã trở thành một phong trào toàn diện, huy động, tập trung được đa dạng các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp. Với văn hóa "nghĩa tình" của người dầu khí, tinh thần tương thân tương ái, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) luôn đi đầu, tích cực tham gia công tác xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo với trách nhiệm cao nhất.