Chính sách bảo hiểm xã hội một lần ở một số quốc gia

Vì một tương lai bền vững

Trong hệ thống an sinh xã hội, hệ thống bảo hiểm xã hội giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Bản chất của BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Chính vì tầm quan trọng của các chế độ BHXH trong suốt vòng đời của người lao động, nên hầu hết các quốc gia đều có chính sách hoặc quy định để hạn chế người lao động nhận BHXH một lần; đồng thời cũng có chính sách nhằm “giữ chân” người lao động gắn bó với BHXH.

Siết chặt điều kiện

Một trong những giải pháp mà các nước áp dụng để hạn chế rút lương hưu một lần đó là siết chặt điều kiện và tiêu chí để có thể hưởng chế độ này. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các quốc gia áp dụng hệ thống hưu trí có mức hưởng được xác định trước cho phép hưởng BHXH một lần nhưng với điều kiện người lao động tại các nước này phải thỏa mãn điều kiện về độ tuổi.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Cho phép rút một phần khoản bảo hiểm

Hầu hết những quốc gia có hệ thống hưu trí dựa trên tài khoản cá nhân đều hạn chế người lao động rút các khoản đóng góp trước 55 tuổi hoặc chỉ cho phép rút một tỷ lệ hạn chế để đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng, đầu tư trước mắt. Một số nước như Brunei, Malaysia, Singapore và Ấn Độ cho phép rút sớm một khoản tiền hạn chế ở trong các Quỹ Phòng xa, Quỹ Hưu trí bổ sung hoặc Quỹ Hưu bổ sung hoặc các chương trình bảo hiểm hưu trí theo ngành nghề để phục vụ mục đích mua nhà ở hoặc chi tiêu cho giáo dục, y tế; từ đó giúp bảo đảm khả năng người lao động không gặp rủi ro khi về già, không có lương hưu và chăm sóc y tế... Thậm chí một số nước còn quản lý chặt việc rút tiền theo đúng mục tiêu của quỹ, chẳng hạn như việc rút tiền với lý do để chữa bệnh sẽ phải có sự chứng minh và không được sử dụng khoản tiền đó cho những mục đích khác.

Sử dụng công cụ thuế

Một trong những biện pháp hữu hiệu mà các nước áp dụng để hạn chế rút BHXH một lần là thực hiện đánh thuế trên khoản tiền này. Thông thường, tiền đóng BHXH được coi là khoản giảm trừ thuế đối với cả người lao động và người sử dụng lao động, trong khi các khoản trợ cấp BHXH mà người lao động được nhận thì không bị đánh thuế. Việc khấu trừ tiền đóng BHXH khỏi thu nhập chịu thuế thường được coi là một hình thức hoãn đánh thuế thu nhập, do lương hưu BHXH sẽ được trả trong tương lai và thường chịu mức thuế suất thấp hơn. Cơ chế ưu đãi thuế này được thiết lập để khuyến khích người lao động và người sử dụng lao động đầu tư nhiều hơn cho tuổi già.

Tuy nhiên, việc người lao động rút BHXH sớm trong khi không đánh thuế trợ cấp BHXH một lần là không hiệu quả và thiếu công bằng. Do vậy, một số nước như Đức, Canada và Anh đều có quy định về đóng thuế. Chẳng hạn tại Anh, nếu người lao động rút 25% lương hưu trong một lần thì sẽ được miễn thuế. Tuy nhiên, trong trường hợp rút toàn bộ lương hưu, thì các quy định về thanh toán trợ cấp xã hội một lần yêu cầu 75% của mỗi khoản tiền nhận một lần được tính là thu nhập chịu thuế. Khoản tiền này sẽ được cộng với phần thu nhập còn lại của người lao động trong năm. Tùy thuộc vào tổng thu nhập trong năm tính thuế là bao nhiêu, người lao động có thể thấy mình bị đẩy vào nhóm chịu thuế suất thuế cao hơn.

Gắn với các điều kiện phúc lợi khác

Gắn điều kiện nhận lương hưu một lần với các khoản phúc lợi nhà nước khác. Chẳng hạn Anh quy định rằng, việc nhận lương hưu một lần có thể làm giảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm với các phúc lợi Nhà nước khác ở hiện tại hoặc trong tương lai. Những phúc lợi này vô cùng đa dạng, đôi khi chỉ là những gói nhỏ nhưng lại tương đối cần thiết và hiệu quả đối với người cao tuổi.

Chẳng hạn như: Chương trình Tín dụng hưu trí dành cho những người thu nhập thấp được thiết kế để tăng thu nhập của người hưu trí lên mức tối thiểu được bảo đảm ; trợ cấp cho người hưu trí đơn thân (người sống một mình từ 70 tuổi trở lên) và người khuyết tật; khoản hỗ trợ chi phí sưởi ấm - đây là khoản thanh toán miễn thuế lên tới 300 bảng để giúp những người sinh vào hoặc trước ngày 25.9.1957 giữ ấm trong mùa đông; chương trình ngôi nhà ấm áp ở Anh, Scotland và xứ Wales, theo đó những người thu nhập thấp và đang nhận trợ cấp theo tiêu chuẩn tài chính có thể được giảm giá 150 bảng trên hóa đơn tiền điện mùa đông; Những phúc lợi về sức khỏe chẳng hạn như ở Anh mọi người trên 60 tuổi đều được kê đơn và kiểm tra mắt miễn phí; được hỗ trợ trong điều trị nha khoa, chi phí đi lại đến bệnh viện, cung cấp kính hoặc kính áp tròng. Còn ở Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland, mọi người đều được quyền kê đơn thuốc miễn phí.

Một trong những lý do khiến người lao động có xu hướng nhận lương hưu một lần đó là khi họ nghỉ việc và phải đối mặt với áp lực thất nghiệp. Về nguyên nhân này, có thể xem xét bổ sung các chính sách nhằm hỗ trợ người lao động tìm việc, hoặc trợ cấp thất nghiệp tốt hơn. Có thể xem xét việc sử dụng nguồn ngân sách từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ đóng BHXH cho một số nhóm ngành nghề dễ bị thay thế lao động (các công việc có tính chất ngắn hạn, mùa vụ...) để giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục sử dụng lao động, hạn chế tình trạng chấm dứt, sa thải để người lao động tiếp tục tham gia được vào hệ thống BHXH, hạn chế rút BHXH một lần…

Cho phép rút một lần nhưng vẫn tiếp tục đóng bảo hiểm

Một số nước cho phép tiếp cận BHXH một lần trước khi nghỉ hưu mà không cần chấm dứt tham gia BHXH. Ví dụ, ở Mỹ Latin, người lao động có thể chọn đóng góp bổ sung hàng tháng vào hệ thống để xây dựng “quỹ dự trữ” và sau một số năm sẽ được rút từ quỹ dự trữ này. Điều này cũng có thể được thực hiện trong toàn bộ giai đoạn đóng BHXH để người lao động sẽ được hưởng một khoản tiền chi trả một lần bên cạnh lương hưu được chi trả hàng tháng.

Có chính sách truyền thông phù hợp

Các nước đều có mở các kênh tư vấn và các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về những lợi ích của việc tham gia BHXH cũng như những bất lợi khi lựa chọn chế độ thanh toán BHXH một lần. Các trang tư vấn đều chỉ rõ ưu điểm, nhược điểm, ưu điểm trong trường hợp nào, chẳng hạn như người lao động chuẩn bị định cư ở nước ngoài, người lao động được xác nhận là mắc bệnh hiểm nghèo có tuổi thọ không quá 12 tháng… cũng như làm rõ những lợi thế khi tham gia BHXH lâu dài.

Thế giới đang đối mặt với xu hướng già hóa dân số nhanh chóng, với một xã hội ngày càng nhiều người già hơn, điều quan trọng là phải bảo đảm thu nhập khi về già, vì thế hệ tiếp theo nhiều khi không thể cùng một lúc chăm lo những người cao tuổi trong gia đình và con cái của họ. Do đó, tránh sử dụng BHXH một lần trước khi nghỉ hưu là chìa khóa để bảo đảm sự độc lập về kinh tế và các tiêu chuẩn cuộc sống tốt khi nghỉ hưu.

Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt
Quốc tế

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Trong khi lạm phát đã phần nào được kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển, thì châu Phi vẫn đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt cao cố hữu do giá lương thực tăng, người dân ngày càng khó kiếm việc làm. Những vấn đề này đã gây ra các làn sóng biểu tình ở Nigeria và Kenya trong những tháng gần đây.

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học
Nghị viện thế giới

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học

Lực lượng lao động suy giảm và dân số già hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã làm gia tăng mối lo ngại về tính bền vững trong tương lai của quỹ hưu trí, một báo cáo dự đoán rằng tổng chi tiêu của quỹ sẽ bắt đầu vượt quá mức đóng góp vào năm 2028 và dự trữ sẽ giảm theo cấp số nhân sau đó, dẫn đến quỹ sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035.

Simon Dawson / No 10 Downing Street
Quốc tế

Thủ tướng Anh thăm Mỹ: Củng cố "mối quan hệ đặc biệt"

Thủ tướng Anh Keir Starmer có chuyến đi chớp nhoáng tới Washington D.C., Mỹ vào ngày 13.9 để gặp Tổng thống Joe Biden và thảo luận nhiều vấn đề. Trong đó các ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự sẽ xoay quanh sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine, nỗ lực bảo đảm lệnh ngừng bắn ở Gaza, giảm căng thẳng ở Trung Đông, hay thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở…

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận:

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu
Thế giới 24h

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu

Quốc hội Trung Quốc đã đánh giá kế hoạch chính thức về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu, đánh dấu bước đi quan trọng nhằm giảm bớt áp lực kinh tế xuất phát từ tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút. 

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp
Quốc tế

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp

Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) có thể sẽ thực hiện phân bổ điện như một "biện pháp cuối cùng" trong thời kỳ khủng hoảng, ưu tiên cho các dịch vụ quan trọng. Quyết định về việc phân bổ điện được đưa ra sau khi Dự luật hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Singapore được thông qua vào hôm 9.9.