Vẻ đẹp hoang sơ tại Vườn quốc gia Cát Tiên

Vườn quốc gia Cát Tiên là 1 trong 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận và là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu Danh lục xanh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN). Vườn quốc gia Cát Tiên mang vẻ đẹp hoang sơ, được các chuyên gia đánh giá cao về sự đa dạng sinh học với hàng nghìn loài động, thực vật bậc cao, quý hiếm.

Vẻ đẹp hoang sơ của Vườn quốc gia Cát Tiên

Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên trải dài trên địa phận 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước có tổng diện tích hơn 82.000 ha do Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quản lý. Đây là khu vực được các chuyên gia đánh giá cao về sự đa dạng sinh học với hàng nghìn loài động, thực vật bậc cao, quý hiếm.

VQG Cát Tiên vừa được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) trao danh hiệu Danh lục xanh Ảnh: Thạc Hiếu
VQG Cát Tiên vừa được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) trao danh hiệu Danh lục xanh Ảnh: Thạc Hiếu

Theo Giám đốc VQG Cát Tiên Phạm Xuân Thịnh, chính sự đa dạng sinh học nên VQG Cát Tiên được mệnh danh là “ngôi nhà của muôn thú”. Tại đây, đang có khoảng 100 loài thú, 94 loài bò sát, 903 côn trùng và hơn 340 loài chim rừng, chiếm hơn 40% tổng loài chim của Việt Nam.

Ngoài động vật, VQG Cát Tiên có hệ thực vật rất phong phú với hơn 1.650 loài thân gỗ. Các loài gỗ quý hiếm phải kể đến như cẩm lai, gõ đỏ, căm xe, giáng hương…

Khu nhà điều hành, nhà nghỉ, dịch vụ cho du khách tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Khu nhà điều hành, nhà nghỉ, dịch vụ cho du khách tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Du khách và các nhà khoa học từ nhiều nơi trên thế giới tới thăm, nghiên cứu, học tập tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Du khách và các nhà khoa học từ nhiều nơi trên thế giới tới thăm, nghiên cứu, học tập tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Du khách tới VQG Cát Tiên có thể chọn di chuyển bằng xe đạp hoặc xe điện. Ảnh: Thạc Hiếu.
Du khách tới VQG Cát Tiên có thể chọn di chuyển bằng xe đạp hoặc xe điện. Ảnh: Thạc Hiếu.
VQG Cát Tiên đang là nơi cư trú của 1.655 loài thực vật và 1.720 loài động vật; trong đó có nhiều loài nguy cấp quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam. Ảnh: Thạc Hiếu.
VQG Cát Tiên đang là nơi cư trú của 1.655 loài thực vật và 1.720 loài động vật; trong đó có nhiều loài nguy cấp quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam. Ảnh: Thạc Hiếu.
Cận cảnh loạt
Cận cảnh vẻ đẹp hoang sơ của Vườn Quốc gia Cát Tiên
Cây Gõ Đỏ hay còn gọi “Cây Gõ Bác Đồng” có tuổi đời hơn 700 năm tuổi được xem là báu vật của VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu
Cây si trăm thân với tuổi đời khoảng 400 năm có thân bao phủ trên một dòng suối, kéo dài cả trăm mét tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Cây si trăm thân với tuổi đời khoảng 400 năm có thân bao phủ trên một dòng suối, kéo dài cả trăm mét tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Cây đa Lộc Giao với tuổi đời khoảng 900 năm tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Cây đa Lộc Giao với tuổi đời khoảng 900 năm tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Cận cảnh vẻ đẹp hoang sơ của Vườn Quốc gia Cát Tiên
Cây Tung cổ thụ được mệnh danh là "Thằn lằn sấm" có tuổi đời hơn 400 năm, cây cao khoảng 40-50m, thân cây có đường kính lên đến 15m, là điểm thu hút khách du lịch​. Ảnh: Thạc Hiếu.
Cận cảnh loạt
Cận cảnh vẻ đẹp hoang sơ của Vườn Quốc gia Cát Tiên
Cây Tung cổ thụ khác nằm gần trục đường mòn xuyên rừng (từ bìa rừng vào  Bàu Sấu) có tuổi đời hơn 500 năm, cao khoảng 50m. Ảnh: Thạc Hiếu.
Cận cảnh vẻ đẹp hoang sơ của Vườn Quốc gia Cát Tiên -0
Cây bằng lăng lục bình cổ thụ với phần thân phình to như một cây bèo lục bình khổng lồ. Ảnh: Thạc Hiếu.
Ghềnh đá bến Cự là điểm cắm trại lý tưởng cho du khách khi ghé thăm VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Ghềnh đá bến Cự là điểm cắm trại lý tưởng cho du khách khi ghé thăm VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Bàu Sấu nhìn từ trên cao, đây là khu đất ngập nước rộng khoảng 1.600 ha, đến mùa nước cạn chỉ còn khoảng 150ha mặt nước.
Bàu Sấu nhìn từ trên cao, đây là khu đất ngập nước rộng khoảng 1.600 ha, đến mùa nước cạn chỉ còn khoảng 150ha mặt nước.
Bàu Sấu nơi sinh sống của khoảng 600 cá thể cá sấu nằm sâu trong VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Bàu Sấu nơi sinh sống của khoảng 600 cá thể cá sấu nằm sâu trong VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Bàu Sấu là quê nhà của cá sấu nước ngọt (cá sấu xiêm), một loài cá sấu Việt Nam tưởng chừng như đã tuyệt chủng trước đây. Ảnh: Thạc Hiếu.
Bàu Sấu là quê nhà của cá sấu nước ngọt (cá sấu xiêm), một loài cá sấu Việt Nam tưởng chừng như đã tuyệt chủng trước đây. ​​​​​Ảnh: Thạc Hiếu.
Bàu Sấu của VQG Cát Tiên đã được bình chọn Top 7 điểm du lịch sinh thái ấn tượng Việt Nam 2023. Ảnh: Thạc Hiếu.
Bàu Sấu của VQG Cát Tiên đã được bình chọn Top 7 điểm du lịch sinh thái ấn tượng Việt Nam 2023. Ảnh: Thạc Hiếu.
Vẻ đẹp hoang sơ tại Vườn quốc gia Cát Tiên -0
Cá Sấu trong Bàu Sấu tại VQG Cát Tiên
Bàu Sấu được khách du lịch cũng như các nhà khoa học xem là địa điểm đáng khám phá nhất tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Thạc Hiếu.
Bàu Sấu được khách du lịch cũng như các nhà khoa học xem là địa điểm đáng khám phá nhất tại VQG Cát Tiên. ​​​Ảnh: Thạc Hiếu.
Vườn quốc gia Cát Tiên: Không rác thải nhựa, không túi nilon, không tiếng động
Vườn quốc gia Cát Tiên: Không rác thải nhựa, không túi nilon, không tiếng động
Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên:
Nhiều loài thú quý hiếm như bò tót, linh dương sống trong VQG Cát Tiên. Ảnh: VQG Cát Tiên.
Kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên:
Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên:
Lực lượng kiểm lâm tuần tra trong VQG Cát Tiên. Ảnh: VQG Cát Tiên.

Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).