Vẻ đẹp áo chần bông trên lụa Việt

Chiều 9.11, triển lãm Chấm nhỏ - Tiny Dots của nhà thiết kế Thủy Trịnh đã khai mạc, tại 61 phố Tràng Tiền, Hà Nội, dẫn dắt người xem khám phá thiết kế chần bông trên lụa của làng nghề Việt.

z6015449691376-213c7f47466e7e8cb48e5f7020bf58b0.jpg
Một góc triển lãm

Chấm nhỏ – Tiny Dots mở ra một không gian, nơi áo chần bông làm bằng tay phản ánh sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Những chấm nhỏ giống hạt gạo không chỉ là nút chần mà còn thể hiện sự tỉ mỉ và nghệ thuật trong từng chi tiết.

Các sản phẩm được làm trên lụa làng nghề Việt, một di sản lâu đời với chất liệu đặc trưng và kỹ thuật dệt tinh xảo, mang lại độ mềm mại và độ bền cho mỗi chiếc áo, tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm.

z6015468604968-b73bf54fb825c5dac15f7f137f84f435.jpg
Cắt băng khai mạc triển lãm

Việc sử dụng vải truyền thống không chỉ bảo tồn di sản mà còn đa dạng hóa thiết kế, phản ánh bản sắc văn hóa qua từng đường may. Kỹ thuật may thủ công bảo đảm sự độc đáo cho mỗi sản phẩm và thể hiện sự sáng tạo cũng như tôn trọng di sản văn hóa.

Không gian triển lãm được thiết kế mở, tạo sự kết nối giữa nghệ thuật và thời trang, nơi các thiết kế hiện đại hòa nhập với giá trị văn hóa.

Phát biểu khai mạc triển lãm, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền Đặng Thanh Thảo cho biết: Triển lãm là một trong những hoạt động của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Chấm nhỏ– Tiny Dots giới thiệu áo chần bông trên chất liệu lụa, kết hợp các giá trị hiện đại để nâng tầm truyền thống.

Chấm nhỏ – Tiny Dots không chỉ là nơi trưng bày mà còn là không gian trải nghiệm cho công chúng
Chấm nhỏ – Tiny Dots không chỉ là nơi trưng bày mà còn là không gian trải nghiệm cho công chúng

Chấm nhỏ – Tiny Dots không chỉ là nơi trưng bày mà còn là không gian trải nghiệm. Trong khuôn khổ triển lãm, workshop Đường chần sẽ diễn ra vào 15h ngày 10, 16 và 17.11. Người tham gia có cơ hội trải nghiệm chần bông bằng tay, thử sức với việc làm hoa lụa thủ công dưới sự hướng dẫn từ các nghệ nhân.

Văn hóa - Thể thao

 Hà Nội: Quán bún gia truyền Lê Phan ở Kim Mã có gì đặc biệt để hút khách Tây, khách ta nườm nượp?
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Quán bún gia truyền Lê Phan ở Kim Mã có gì đặc biệt để hút khách Tây, khách ta nườm nượp?

Ra đời vào tháng 8.2014, quán bún gia truyền Lê Phan tiền thân là quán bún gia truyền Tư Phan, toạ lạc trên con phố hàng Bún (quận Ba Đình, TP Hà Nội). Món bún cua và bún ốc ở đây khác biệt bởi nước dùng có vị chua dịu nhẹ với màu vàng óng tự nhiên mang đậm hương vị cổ truyền.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.

Công bố gần 150 tài liệu, hiện vật về Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Công bố gần 150 tài liệu, hiện vật về Quân đội nhân dân Việt Nam

Gần 150 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các phông tài liệu hành chính như: Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ, Bộ Ngoại giao, tài liệu của các nghệ sĩ... là minh chứng quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm qua.

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế

Theo TS. Trần Ðình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, từ nơi biên viễn trở thành dinh phủ rồi kinh đô thời chúa Nguyễn - Tây Sơn - Nguyễn, nên văn hóa ẩm thực Huế hội tụ tinh hoa khắp nơi, rồi lan tỏa ra bên ngoài, trên nền tảng yếu tố bản địa phương Nam, cội nguồn đất Bắc và cả phương Tây, mang bản sắc truyền thống riêng có.

Du khách tham quan Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng
Văn hóa - Thể thao

Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.