Vanuatu muốn gửi học sinh, sinh viên sang Việt Nam học tập

Bộ GD-ĐT Vanuatu mong muốn tìm hiểu và học hỏi về những lĩnh vực đào tạo thế mạnh của Việt Nam như nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại - đầu tư, công nghệ thông tin, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu và y tế. Đồng thời, Vanuatu cũng mong muốn gửi học sinh, sinh viên sang học tập tại Việt Nam.

Sáng ngày 22.10, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã có buổi làm việc ông Hon.Simil Johnson Youse, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Vanuatu và đoàn công tác sang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Cảm ơn Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Bộ GD-ĐT Việt Nam đã đón tiếp đoàn, Bộ trưởng Hon.Simil Johnson Youse chia sẻ: Việt Nam và Vanuatu thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1982, ngay sau khi Vanuatu giành độc lập. Những người Việt Nam đầu tiên đã đến Vanuatu từ cách đây 110 năm.

Hiện tại, cộng đồng người Việt Nam tại Vanuatu dù chỉ khoảng 200 người, nhưng luôn giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước Vanuatu cũng như quan hệ song phương giữa hai nước.

Trong chuyến công tác tới Việt Nam lần này, Bộ GDĐT Vanuatu mong muốn tìm hiểu và học hỏi về những lĩnh vực đào tạo thế mạnh của Việt Nam như nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại - đầu tư, công nghệ thông tin, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu và y tế. Đồng thời, Vanuatu cũng mong muốn gửi học sinh, sinh viên sang học tập tại Việt Nam.

z5956028272584af655ff5a19a07574f7f406fce29d80c-1820-1538.jpg
Bộ trưởng Hon.Simil Johnson Youse và đoàn công tác Bộ GDĐT Vanuatu tại buổi làm việc

Bộ trưởng Hon.Simil Johnson Youse thông tin một số chương trình hợp tác Vanuatu mong muốn như: Chương trình hỗ trợ phát triển và chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực; chương trình học bổng bậc trung học, đại học; hợp tác giữa các cơ sở giáo dục của hai nước…

Chào mừng Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Vanuatu Hon.Simil Johnson Youse lần đầu tiên đến với Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc gửi lời cảm ơn Chính phủ và nhân dân Vanuatu đã quan tâm hỗ trợ cộng đồng người Việt ngày càng vững mạnh, trở thành cầu nối vững chắc cho quan hệ hai nước.

Thứ trưởng cho biết, trong 10 năm gần đây, Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong giáo dục và đào tạo, góp phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

z5956028276122048a342ae13a432857e46dd2858f8697-6421-748.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc trao đổi tại buổi làm việc

Trong đó, đã ban hành và tổ chức triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết quả khảo sát PISA được công bố bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy học sinh Việt Nam có điểm Toán trong nhóm cao nhất tính theo chỉ số về điều kiện kinh tế - xã hội.

Hiện nay, Việt Nam có 241 cơ sở giáo dục đại học, với khoảng 2,2 triệu sinh viên. Đổi mới giáo dục đại học gắn với tăng cường tự chủ đã tạo động lực mới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học, nhất là công bố khoa học quốc tế tăng mạnh; một số cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được xếp hạng trong nhóm đại học tốt nhất khu vực châu Á và thế giới.

z595602828174765caaa08b6e6546bcfcdc4ef45dd705a-7767-7511.jpg

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc, Bộ trưởng Hon.Simil Johnson Youse và các thành viên hai bên tại buổi làm việc

Với mong muốn đẩy mạnh hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước trong thời gian tới, tại cuộc làm việc Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Bộ trưởng Hon.Simil Johnson Youse nhất trí hai bên chuẩn bị các điều kiện để có thể ký kết Thỏa thuận hợp tác về giáo dục.

Sau buổi làm việc với Bộ GD-ĐT Việt Nam, đoàn công tác Bộ GD-ĐT Vanuatu sẽ đến thăm quan và làm việc tại một số trường đại học ở Việt Nam như Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.