Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc 2023

Thực hiện Quyết định số 2567/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, từ ngày 23 - 30.9.2023, tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc 2023.

Theo đó, Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc 2023 nhằm phát hiện và tôn vinh tài năng nghệ thuật cải lương; kịp thời ghi nhận công sức tìm tòi, sáng tạo của các nghệ sĩ, diễn viên trong quá trình lao động nghệ thuật; qua đó, giúp cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đánh giá đúng thực trạng hoạt động nghệ thuật cải lương và đưa ra những phương thức hoạt động mới, tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, thúc đẩy nghệ thuật cải lương phát triển phù hợp với thực tế đời sống xã hội.

Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc 2023 -0
Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc 2023 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức là dịp để nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng biểu diễn nghệ thuật cải lương phục vụ Nhân dân (Ảnh minh họa)

Cuộc thi cũng nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật; là dịp để các đơn vị nghệ thuật tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên cải lương kế cận; là cơ hội để nghệ sĩ, diễn viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng biểu diễn nghệ thuật cải lương phục vụ Nhân dân.

Cuộc thi năm nay có sự tham gia của 63 thí sinh đến từ 24 đơn vị nghệ thuật trên cả nước. Thí sinh tham dự cuộc thi cần đáp ứng các điều kiện là công dân Việt Nam đủ 18 đến 45 tuổi tính đến năm tổ chức cuộc thi (độ tuổi tính theo Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân đang có hiệu lực). Số lượng thí sinh của đơn vị đăng ký dự thi không quá 6 người; trong cùng một tiểu phẩm, trích đoạn không quá 2 thí sinh đăng ký dự thi. Là diễn viên đang hoạt động tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài công lập có tư cách pháp nhân. Là giảng viên, người đang theo học tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật trong và ngoài công lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (đối với thí sinh hoạt động ngoài công lập phải có thời gian hoạt động chuyên nghiệp từ 12 tháng trở lên tính đến năm tổ chức cuộc thi).

Mỗi thí sinh dự thi sẽ trình diễn 1 tiểu phẩm, trích đoạn có thời lượng không quá 25 phút; trường hợp 2 diễn viên cùng dự thi một tiểu phẩm, trích đoạn thì thời lượng không quá 35 phút. Thí sinh dự thi phải thể hiện được các đặc trưng cơ bản của loại hình nghệ thuật cải lương. Khuyến khích vai diễn trong tiểu phẩm, trích đoạn sáng tác mới, có sự sáng tạo trong dàn dựng và phong cách biểu diễn.

Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Trần Hướng Dương cho biết, cuộc thi được tổ chức đúng vào dịp Ngày giỗ Tổ sân khấu, ngày Giỗ tổ có ý nghĩa thiêng liêng đối với những người làm nghệ thuật, là dịp để các nghệ sĩ thành kính dâng hương lên Tổ nghiệp, tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn đến tiên tổ, các bậc tiền nhân đã sáng tạo nên loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo, có giá trị, góp phần làm giàu cho bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời thể hiện sự trân trọng đối với những quan tâm hỗ trợ của các ngành, các cấp, lòng tri ân khán giả đã đồng hành cùng nghệ sĩ trong công cuộc bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu.

"Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, Cục Nghệ thuật biểu diễn tập trung chỉ đạo các loại hình nghệ thuật truyền thống, góp phần xây dựng những giá trị tốt đẹp, nhân văn. Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc 2023 nhằm tìm ra đội ngũ kế cận, bảo tồn và phát triển nghệ thuật Cải lương, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa, nghệ thuật của nhân dân, phục vụ tốt công cuộc đổi mới và phát triển đất nước", ông Hướng Dương chia sẻ thêm. 

Văn nghệ

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024
Văn nghệ

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024

Chiều ngày 2.9, lần đầu tiên Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời vinh dự góp mặt trong chương trình hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi 2024” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Olivier Ochanine, Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời đã ngân lên những giai điệu hào hùng, sâu lắng, góp phần làm sống lại những ký ức lịch sử hào hùng, khơi dậy tình yêu nước, lòng tự hào và khát vọng dân tộc Việt Nam.

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”
Văn nghệ

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”

Tháng Tám với nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước đã trở thành dịp đặc biệt thường niên truyền động lực và cảm hứng để Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO) phối hợp với Nhà hát Hồ Gươm tổ chức các sự kiện hòa nhạc giao hưởng quốc tế. Năm nay, chương trình Hòa nhạc giao hưởng Tháng Tám với chủ đề “Brilliance in Harmony: A Night of Musical Mastery” sẽ diễn ra vào tối 16.8.2024 với sự góp mặt của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn nghệ

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày qua, trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên đã viết nhiều bài hát để bày tỏ tình cảm của mình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều bài hát đã mang lại những cảm xúc đặc biệt cho người nghe.

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt
Văn nghệ

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt

Với chủ đề “Be You, Be Unique - khẳng định chất tôi”, sân khấu DaLat Best Dance Crew Hoa Sen Home Internatinonal Cup một lần nữa quay trở lại với 12 màn trình diễn đa sắc màu tại đêm chung kết đầy hấp dẫn, lôi cuốn từ các đội thi trong nước và quốc tế thu hút hàng nghìn khán giả đến với Quảng trường Lâm viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như trên sóng các nền tảng truyền hình trực tiếp. 

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam
Văn nghệ

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam

Với mong muốn chung tay đưa âm nhạc hàn lâm – tinh hoa lịch sử âm nhạc của nhân loại và dân tộc tới gần hơn nữa với công chúng trong nước, cũng như chắp cánh cho những tài năng giao hưởng Việt vươn ra thế giới, ABBANK đồng hành cùng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức dự án “Âm thanh của tình anh em” (Sounds of Brotherhood) với hai đêm công diễn tại Hà Nội vào tối ngày 06 & 10.4.2024. Chương trình quy tụ sự góp mặt của 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới (World Youth Orchestra – WYO) và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Dàn nhạc giao hưởng Trẻ HVANQGVN – VNAMYO)

Dòng "sông Con" thủa ấy
Văn nghệ

Dòng "sông Con" thủa ấy

Trong các tài liệu, sách báo thì dòng sông ấy gọi là “sông Cầu Đá” còn chúng tôi thường gọi nôm na là “sông Con”. Sông Con cùng với sông Nhuệ là hai dòng sông phục vụ cơ bản việc tưới tiêu cho quê tôi xưa và cũng là hai “con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi”.

Lan tỏa tinh thần dám mơ ước của giới trẻ với MV “Mơ là phải mở”
Văn nghệ

Lan tỏa tinh thần dám mơ ước của giới trẻ với MV “Mơ là phải mở”

Từ mong ước tiếp lửa cho hành trình mở triệu ước mơ của ngân hàng NCB và sự tươi trẻ, tràn đầy năng lượng tích cực của Miu Lê, Yuno và nhạc DTAP, ca khúc “Mơ là phải Mở” đang “dậy sóng” trên mạng xã hội, góp phần lan tỏa tinh thần dám mơ ước, lập kế hoạch để theo đuổi ước mơ của giới trẻ. 

Từ bình dân đến nho sỹ, chính khách
Văn nghệ

Từ bình dân đến nho sỹ, chính khách

PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ

Trong lịch sử văn học nước nhà, chưa có một tác phẩm nào được đông đảo các tầng lớp Nhân dân yêu chuộng, mê đắm, nhớ nằm lòng; được dùng trong lao động sản xuất và đời sống thường nhật; được lan truyền sâu rộng, mạnh mẽ, lâu bền từ đời này sang đời khác; được đón nhận trân trọng, yêu mến cả ở trong và ngoài nước như Truyện Kiều. Bài viết này, chỉ đi vào một khía cạnh nhỏ liên quan đến Truyện Kiều. Đó là sinh hoạt vịnh Kiều, lẩy Kiều, tập Kiều của người Việt Nam hơn hai trăm năm qua; và có thể thú vị, khi tìm hiểu thú vịnh Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều của các bậc nho sỹ ngày trước, các chính khách, nhà ngoại giao hôm nay.

Giữ cho mạch nguồn sống mãi theo thời gian
Văn hóa - Văn nghệ

Giữ cho mạch nguồn sống mãi theo thời gian

PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn ca hát bình dân  được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh - một vùng văn hóa đặc sắc của đất nước Việt Nam, là hành trang tinh thần quý giá, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng để người xứ Nghệ trân trọng và lưu giữ, lưu truyền trong tâm thức, hành vi để đi tới tương lai. Từ di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, ngày 27.11.2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO phiên họp thứ 9 vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.