Vẻ đẹp của ngôi chùa duy nhất thờ Phật bà Đại Tuệ tại Việt Nam

Vào dịp Tết Nguyên Đán, chùa Đại Tuệ (Nghệ An) lại được trang hoàng để chuẩn bị các nghi lễ cúng dường và đón khách. Vui chung không khí xuân, chùa cũng tổ chức các lễ hội như hội khai bút đầu năm, lễ cầu bình an may mắn đến với mọi người.

Chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy núi Đại Huệ với độ cao gần 500m so với mực nước biển. Chùa tọa lạc trong một không gian non nước hữu tình, là một trong những thắng cảnh bậc nhất về văn hóa của miền đất Bắc Trung bộĐây là nơi duy nhất trên cả nước thờ Phật Bà Đại Tuệ - là vị thần có công phù hộ cho nhà Hồ chống giặc Minh xâm lược, bảo vệ bờ cõi luôn an toàn.

toan_canh_chua_dai_tue_uajd.jpg -0
Chùa Đại Tuệ là ngôi chùa duy nhất ở nước ta thờ Phật Bà Đại Tuệ

Theo truyền thuyết, chùa có từ thời vua Mai Hắc Đế năm 627 (SCN). Đến thế kỷ thứ XV, vua Hồ Quý Ly phục dựng lại ngôi chùa. Vào mùa Xuân Kỷ Dậu năm 1789, vua Quang Trung hành quân ra Bắc đại phá 29 vạn quân Thanh đã nghỉ chân tại đây. Tương truyền, nhà vua mơ thấy Phật Bà về chỉ cho cách xây thành làm căn cứ chống giặc. Để rút ngắn thời gian hành quân, vua Quang Trung vượt qua dãy Đại Huệ, tiến thẳng ra Bắc, sau đó đã vào chùa dâng lễ vật xin Phật gia phù hộ để đánh tan quân Thanh.

Cũng nhờ dừng chân tại chùa Đại Tuệ, vua Quang Trung đã được trụ trì chùa chỉ đường tắt ra kinh đô, đại phá quân Thanh thắng lợi, thống nhất đất nước. Sau chiến thắng, vua Quang Trung đã xuống chiếu cắt 20 mẫu đất cho chùa để nhân dân lo việc hương khói quanh năm.

Sau khi tôn tạo, xây dựng, chùa Đại Tuệ đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận bốn kỷ lục: Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng hồng ngọc nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất Việt Nam.

Vào dịp Tết Nguyên Đán, hàng vạn du khách thập phương đã đổ về chùa Đại Tuệ để dâng hương, vãn cảnh, cầu chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới. Đặc biệt, lễ hội “Khai bút, cầu trí tuệ” đã trở thành một trong những hoạt động quan trọng nhất của chùa Đại tuệ dịp đầu xuân.

Nét đẹp tâm linh của ngôi chùa duy nhất Việt Nam thờ Phật Bà Đại Tuệ -0
Những ngày đầu xuân, người dân đến chùa Đại Tuệ để dâng hương, cầu chúc những điều tốt đẹp
khai bút.jpg -0
Lễ hội “Khai bút, cầu trí tuệ” đầu xuân Quý Mão

Phó trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Nghệ An, trụ trì chùa Đại Tuệ Thượng tọa Thích Thọ Lạc cho biết, đây là hoạt động thường niên của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thể hiện sự trân trọng đối với các giá trị văn hóa truyền thống, mở mang trí tuệ cũng như giáo dục con cháu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Những nét chữ mềm mại, uyển chuyển chứa đựng trong đó những ước vọng về một năm mới nhiều thuận lợi, may mắn và bình an; đồng thời thể hiện sự trân trọng giữa người cho và người nhận.

Ngoài Lễ Khai bút đầu Xuân, Chùa Đại Tuệ còn diễn ra các hoạt động như Lễ hội Hoa đào, Lễ hội Hương sen Xứ Nghệ... diễn ra đến mùng 10 tháng 3 âm lịch. Các hoạt động này hứa hẹn mang đến cho du khách thập phương một không gian đặc sắc nhân dịp đầu Xuân năm mới.

Văn hóa

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.