Truyện ngắn của Hồ Anh Thái vào giáo trình Đại học Hà Lan

Truyện ngắn “Đàn chó hoang ăn chay” của nhà văn Hồ Anh Thái được sử dụng ở Đại học Amsterdam, Hà Lan, như một trường hợp ứng dụng phương pháp dạy đọc văn chương quốc tế.

Bìa cuốn sách

Nhà Xuất bản Đại học Amsterdam (Amsterdam University Press) đã ấn hành cuốn sách Dạy đọc văn chương thông qua hội thoại (Literatuur Leren Lezen in Dialoog - Lessons for Learning Literature in Dialogue) dành cho sinh viên đại học chuyên ngành ngôn ngữ, do giáo sư Gert Rijlaarsdam chủ biên. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các giáo sư và các nhà chuyên môn, chủ yếu ở Hà Lan và Đức, từ khái quát phương pháp cho đến những bài giảng mẫu cụ thể.

Giáo sư chủ biên và những người cộng tác vốn quan tâm đến dự án đưa văn chương vào giảng dạy ngôn ngữ trong trường đại học. Nhưng phần lớn các tác phẩm đưa vào giảng dạy trong sách ngôn ngữ đều đến từ những nền văn học đã được định danh. Họ đã rất vui mừng khi gặp được truyện ngắn Đàn chó hoang ăn chay (The Vegetarian Street Dogs) trên báo Việt Nam News, do nhà văn Mỹ Wayne Karlin dịch. Chủ đề, ngôn ngữ và độ dài rất phù hợp để đưa vào môi trường đại học, ngay cả với người đã đọc văn chương Việt Nam hoặc lần đầu tiếp cận.

Đàn chó hoang ăn chay, in lần đầu trên báo Tuổi Trẻ cuối tuần, là câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất. Tác giả đến thăm một người bạn Ấn Độ ở thành phố Bangalore, chứng kiến việc hàng ngày người bạn Ấn mang đồ ăn ra trước cửa nhà chăm nuôi những con chó hoang trên đường phố. Câu chuyện vừa hóm hỉnh vừa cảm động về tình thương yêu giữa con người và muôn loài, cùng khát khao muôn thuở về quyền tự do chọn lựa của mọi sinh vật. Đó là đề tài rất phù hợp với giới trẻ, đem đến cho họ sự trải nghiệm về tâm lý và đời sống.

Người được phân công thực hiện chương sách, lấy truyện ngắn Đàn chó hoang ăn chay làm nguồn học liệu ngôn ngữ, là nghiên cứu sinh người Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Nam, vốn thuộc Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Trà Vinh. Từ Amsterdam, Phương Nam đã trao đổi với báo Việt Nam News và nhà văn Hồ Anh Thái về chương sách mang tên: Đọc văn chương đối với người học ngôn ngữ thứ hai - đối thoại với bản thân và với người đọc khác. Bài viết cung cấp bối cảnh việc dạy viết ở Việt Nam, về hiệu quả ở tầm quốc tế và bản địa của việc hiểu văn bản văn chương.
Phân tích tác phẩm Đàn chó hoang ăn chay, người viết cũng hướng dẫn sinh viên các phương pháp tự đặt câu hỏi cho mình theo cách đối thoại nội tâm, đọc ra ý tưởng tiềm ẩn giữa những dòng chữ, rồi sau đó thảo luận như một cách đối thoại trong nhóm… Bài giảng tiếng Anh hướng đến năng lực tự chủ của học sinh, nhằm vào đối tượng sinh viên chuyên ngữ hoặc người yêu thích học môn essay writing (viết luận văn bằng tiếng Anh) hoặc những người yêu thích tinh thần đọc văn chương, cảm nhận và đối thoại với bản thân mình - với người đọc khác - với tác giả, trên cơ sở tác phẩm được in nguyên tác hoặc bằng tiếng Anh. (Bản pdf của quyển sách bằng tiếng Hà Lan và tiếng Anh https://ltn.publicatieserver.nl/download/4/913).

Giáo sư chủ biên Gert Rijlaarsdam là người tâm huyết với chuyên ngành Văn chương và Ngôn ngữ và bà Tanja Janssen trưởng nhóm Nghiên cứu Đọc văn chương quốc tế có kết nối rộng với cộng đồng giảng dạy văn học ở Hà Lan và châu Âu nên quyển sách này nhận được sự quan tâm của cộng đồng sư phạm ở Hà Lan và châu Âu.

Sau khi ấn hành, nội dung đầy đủ của cuốn sách đã được Hội Ngôn ngữ học Hà Lan đưa lên trang mạng của mình. Người quan tâm có thể đọc bản dịch tiếng Anh của truyện Đàn chó hoang ăn chay và giáo trình phương pháp đọc văn ở đây:

https://didactieknederlands.nl/publicaties/literatuur-leren-lezen-in-dialoog-lessen-geinspireerd-op-het-werk-van-tanja-janssen/

Những năm qua, một số trường đại học ở châu Âu và Mỹ đã đưa vào chương trình giảng dạy những tác phẩm của Hồ Anh Thái như Trong sương hồng hiện ra (Behind the Red Mist, Bakom den röda dimman), Người đàn bà trên đảo (The Women on the Island, L'île aux femmes), Cõi người rung chuông tận thế (Apocalypse Hotel), Tiếng thở dài qua rừng kim tước (A Sigh Through the Laburnums, Aventures en Inde)…

Văn hóa

Bài cuối: “Lực hấp dẫn” từ tâm
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: “Lực hấp dẫn” từ tâm

“Điều hạnh phúc nhất là không chỉ người dân xung quanh thiền viện mà các vùng lân cận, thậm chí các thành phố khác, các nước khác nghe giới thiệu cũng tìm đến Trúc Lâm; sự lan tỏa của ngôi chùa Việt Nam không còn bó hẹp ở Kandy nữa; đó là dấu hiệu rất vui, dù mới thành lập hơn 4 năm” - Đại đức THÍCH PHÁP QUANG, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm chia sẻ.

Sớm lập bảo tàng về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Văn hóa - Thể thao

Sớm lập bảo tàng về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 26.12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức Hội thảo Khoa học “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”. Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, cần sớm lập bảo tàng xứng đáng với tầm vóc và cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây sẽ là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Lan tỏa văn hóa Việt trên quê hương Phật pháp
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa văn hóa Việt trên quê hương Phật pháp

Ẩm thực, chữ viết và trang phục là những thứ quan trọng nhất để nhận diện cũng như kết nối các nền văn hóa. Và tất cả những thứ đó đều hiện diện ở Thiền viện Trúc Lâm - ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Sri Lanka. Mới được xây dựng cách đây 4 năm, nhưng Thiền viện Trúc Lâm giờ đây không chỉ là nơi tu tập thiền định mà còn trở thành điểm giới thiệu, lan tỏa văn hóa Việt Nam.

Nhiều bạn trẻ hứng thú với đề tài cách mạng, lịch sử
Văn hóa - Thể thao

Nhiều bạn trẻ hứng thú với đề tài cách mạng, lịch sử

Trong Lễ trao giải Cuộc thi viết về “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip với chủ đề “Lịch sử Việt Nam” năm 2024 diễn ra tại Hà Nội, ngày 23.12, nhiều cây viết trẻ đã giành giải cao với các tác phẩm viết về tinh thần cách mạng như “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” hay “Thép đã tôi thế đấy”.