Trồng rừng tưởng niệm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tại Hua Tát

Ngày 26.8, dự án trồng cây mắc ca kết hợp cây tếch và cây trám đen với tổng diện tích là 9,7ha chính thức được khởi động tại bản Hua Tát, xã Cò Nòi, nhằm tưởng niệm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Sáng kiến trồng cây tưởng niệm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được khởi xướng bởi vợ chồng nhà giáo Nguyễn Nguyệt Cầm và Peter Zinoman, Giáo sư Sử học tại Đại học UC Berkeley, Hoa Kỳ. Chi phí thực hiện dự án được gây quỹ trực tiếp qua bán đấu giá bản in đầu tiên cuốn sách đầu tay của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, tác phẩm Tướng về hưu. Tác phẩm được quyên tặng bởi họa sĩ Lê Thiết Cương và nhà sưu tập sách Nguyễn Duy Cường (Sách Vipen) và đã được ông Alex Thai, nhà Việt Nam học tại Hoa Kỳ, mua với giá 72 triệu đồng - tương đương với số tuổi hưởng dương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Phiên đấu giá còn nhận được gần 30 triệu đồng của nhiều độc giả ủng hộ sáng kiến này.

Trồng rừng tưởng niệm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tại Hua Tát -0
Giảng viên bộ môn Ngữ Văn, Khoa Khoa học xã hội, Trường ĐH Tây Bắc tham gia trồng rừng tưởng niệm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tại Hua Tát

Công ty TNHH Xã hội trồng và phục hồi rừng Việt Nam (VARS), Hội Nhà văn Việt Nam kết hợp với nhóm giảng viên bộ môn Ngữ Văn, Khoa Khoa học xã hội, Trường ĐH Tây Bắc đã quyết định chọn bản Hua Tát để thực hiện dự án ý nghĩa này. Bởi đây là nơi gắn liền với sự nghiệp văn chương và cuộc đời của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Sau 10 năm sinh sống tại đây, ông đã sáng tác nhiều truyện ngắn, và sau này được tập hợp xuất bản dưới tên Những ngọn gió Hua Tát.

Dù đây là một dự án riêng lẻ, không thuộc kế hoạch trồng và phục hồi 100ha rừng đầu nguồn Sông Gianh ở Quảng Bình của VARS năm 2022, song “Rừng tưởng niệm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp” vẫn được thực hiện đúng với tinh thần của VARS: hỗ trợ người dân trồng rừng cây đa mục tiêu để bảo đảm tính bền vững của dự án cũng như mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho người dân.

Trồng rừng tưởng niệm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tại Hua Tát -0
Đại diện VARS và con trai nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tham gia trồng rừng tại Hua Tát

Tháng 7.2022, đại diện VARS đã làm việc trực tiếp với UBND xã Cò Nòi, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn, Hạt Kiểm lâm huyện Mai Sơn về ý tưởng và kế hoạch thực thi dự án; cùng thực hiện khảo sát địa bàn trồng, xác định 13 hộ tham gia với 9,7ha đất lâm nghiệp liền vùng, và chọn mắc ca là giống cây chính của dự án bên cạnh trồng kết hợp cây bản địa tếch và trám đen để tạo nên độ che phủ bảo vệ khu rừng.

“Mắc ca là cây trồng vừa có khả năng tạo ra thảm thực vật che phủ đất ổn định lâu dài trên 45 năm vừa gắn với tạo thu nhập kinh tế cho người dân. Do vậy, việc hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch được thực hiện bởi cơ sở cung cấp giống vừa bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn của VARS trong trồng rừng vừa thiết lập kế hoạch duy trì sức khỏe của rừng đa mục tiêu lâu dài, góp phần tăng cường năng lực phòng hộ của lưu vực và tạo thu nhập cho người dân. Ngoài ra, trồng xen tếch và trám đen tạo ra lớp che chắn toàn diện bảo vệ mắc ca khỏi gió, bão, sương muối…” - ông Nguyễn Văn Sự, đại diện VARS cho biết.

Văn hóa

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.