Triển lãm thư pháp “Một mối xa thư”

Công chúng Thủ đô và người yêu mến thư pháp có thể chiêm ngưỡng các tác phẩm thư pháp Hán Nôm và Quốc ngữ trong khuôn khổ triển lãm “Một mối xa thư”, khai mạc chiều 20.11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Đề cao giá trị tư tưởng, văn hóa, thẩm mỹ

Triển lãm quy tụ 100 nhà hoạt động thư pháp với hơn 100 tác phẩm Hán Nôm và Quốc ngữ, nhằm biểu dương các giá trị văn hóa truyền thống qua nghệ thuật thư pháp, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11.

Triển lãm thư pháp “Một mối xa thư”: Tôn vinh truyền thống văn hiến -0
Triển lãm "Một mối xa thư" do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Nhân Mỹ học đường phối hợp tổ chức

Theo Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, lựa chọn chủ đề của triển lãm năm nay là “Một mối xa thư”, Ban tổ chức mong muốn giới thiệu đến công chúng các giá trị tư tưởng, đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ được hàm chứa trong các tác phẩm thơ, văn chữ Hán, chữ Nôm tiêu biểu, còn lưu lại trên bia đá, chuông đồng, mộc bản và kinh sách cổ, được sáng tác và san khắc trong các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, thông qua nghệ thuật thư pháp. “Thông qua triển lãm, chúng tôi hy vọng giúp người xem cảm nhận được mạch nguồn văn hóa cha ông luôn được tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại. Bên cạnh đó, triển lãm cũng là nơi tập hợp, gắn kết những người có chung niềm đam mê nghệ thuật thư pháp, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc” - TS. Lê Xuân Kiêu cho hay.

Triển lãm thư pháp “Một mối xa thư”: Tôn vinh truyền thống văn hiến -0
Tác phẩm của nhà thư pháp Lại Tiến Giang

TS. Lê Xuân Kiêu cho biết, trong quan niệm xưa của Việt Nam cũng như các nước đồng văn, đối với việc giang sơn đất nước thu về một mối, chế độ văn vật áp dụng thống nhất, khái quát bằng hai biểu trưng "xa thư", nghĩa là: xe cộ giao thông thông suốt cùng một quy cách; văn hóa chữ viết nhất quán. Đó là lý do, triển lãm đã lựa chọn "Một mối xa thư" làm chủ đề sáng tác.

Ngay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, khái niệm đó được nhắc tại đôi câu đối trên bi đình: Xa thư cộng đạo kim thiên hạ/ Khoa giáp liên đề cổ học cung (tạm dịch: Thiên hạ nay, xa thư về cùng một mối/ Nhà học xưa, khoa giáp xuất hiện liền nhau), ca ngợi đất nước toàn vẹn cùng áp dụng một chế độ, đạo học nối tiếp truyền thống, nhân tài xuất hiện đông đảo.

Hiểu và thêm yêu di sản dân tộc

Triển lãm thư pháp “Một mối xa thư”: Tôn vinh truyền thống văn hiến -0
Nhà thư pháp Hoàng Anh Diệp bên tác phẩm “Đại Bảo tam niên”

Vinh dự tham gia trưng bày tác phẩm thư pháp bút sắt “Đại Bảo tam niên”, bà Hoàng Anh Diệp, Lớp Hán thư pháp, cho biết, cái độc đáo của người viết thư pháp nói chung và bút sắt nói riêng là thể hiện bố cục chặt chẽ của từng con chữ; độ đậm nhạt của mỗi nét chữ. “Tôi đến với thư pháp từ tình yêu nghề, từ những tiết dạy văn cho học trò tại trường phổ thông. Bằng kiến thức có được tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội những năm 1970, tôi muốn học trò của mình hiểu hơn các tác phẩm văn học cổ, về tính nguyên bản chữ Hán cổ để các em học từ các ký tự, nắm được ngọn nguồn văn học sử, ý nghĩa của từng câu từ, qua đó hiểu hơn các truyền thống quý báu của dân tộc…" - bà Hoàng Anh Diệp cho hay.

Triển lãm thư pháp “Một mối xa thư”: Tôn vinh truyền thống văn hiến -0
Tác phẩm trích từ văn bia “Hồng Đức thập bát niên” của nhà thư pháp Lê Thanh Liêm

Còn ông Lê Thanh Liêm, Lớp Hán Nôm thì chia sẻ, ngoài giờ làm việc, buổi tối ông thường đi học chữ Hán, chữ Nho. Tác phẩm ông trưng bày tại triển lãm viết từ văn bia tiến sĩ “Hồng Đức thập bát niên”, nội dung răn dạy những người đã đậu khoa bảng, đã lưu danh sử sách thì phải sống và làm việc cho người đời sau nhìn vào noi gương; đừng làm những điều trái đạo để thiên hạ chê cười…

Lại Tiến Giang, học viên Lớp Hán và thư pháp nâng cao cho rằng, chữ Hán là di sản của ông cha để lại sau một thời gian bị mai một, rất cần được phát huy và lan tỏa, trước tiên là ở trong nước, sau để giao lưu với các nước đồng văn như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

“Nhiều người không biết về di sản, truyền thống văn hóa ông cha, nhất là chữ viết Hán, Nho. Chúng tôi là thế hệ sinh ra sau này song cũng ý thức sẽ góp phần nhỏ tri thức, tài năng của mình trong việc khôi phục văn hóa, cụ thể là chữ viết. Hai bài thơ của Chúa Ân Vương Trịnh Doanh vịnh về phong cảnh kinh thành Thăng Long cách đây gần 300 năm được tôi thể hiện và trưng bày trong triển lãm theo lối hoa văn tự. Xem nội dung bài thơ, tôi hy vọng các bạn trẻ hình dung được kinh thành Thăng Long xưa, hiểu về một thời kỳ của đất nước và thêm yêu hơn những thành quả, di sản và các công trình cha ông ta đã gây dựng”, Lại Tiến Giang chia sẻ.

Văn hóa

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...