Trải nghiệm làm nón Chuông tại phố cổ Hà Nội

Ngày 12.8, tại Đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc, đã diễn ra workshop “Nghiêng vành nón Chuông” do dự án Trường làng trong phố tổ chức, giới thiệu nét đẹp của làng nghề làm nón nổi tiếng tại Thanh Oai, Hà Nội.

Từ xưa đến nay, nón lá đã trở thành một trong những nét đẹp riêng của người Việt, thể hiện hồn cốt Việt gắn với nền văn minh lúa nước. Trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử dân tộc, chiếc nón vẫn tồn tại cùng người Việt Nam, gắn với đồng quê, với vạt áo nâu, với tà áo trắng…

Trải nghiệm làm nón Chuông tại phố cổ Hà Nội -1
Giới thiệu nguyên liệu và công đoạn làm nón

Trong chương trình, những người tham gia, đa số là các bạn trẻ được trở về với cội nguồn dân tộc với chiếc nón lá: được các nghệ nhân chia sẻ về hành trình hình thành và phát triển của nghề và làng nghề nón Chuông - làng nghề đã có tuổi đời hàng trăm năm; tìm hiểu các công đoạn để tạo nên một chiếc nón lá đồng thời được trải nghiệm các công đoạn vô cùng tỉ mỉ: vò lá, phơi nắng, phơi sương, rẽ lá, bứt vòng, quay mo, khâu nón…

Trải nghiệm làm nón Chuông tại phố cổ Hà Nội -0
Các em nhỏ trải nghiệm cách làm nón

Giới thiệu và hướng dẫn các công đoạn làm nón, bà Lê Thị Phương, người dân làng Chuông chia sẻ: “Làm nón là nghề cha truyền con nối. Tôi đã có hơn 50 năm gắn bó với việc làm nón và hiện nay các cháu của tôi mới 10 tuổi cũng đã biết cầm kim khâu nón... Khi được mời tham dự chương trình, tôi sẵn sàng nhận lời vì đây hoạt động có ý nghĩa để các bạn trẻ trải nghiệm và hiểu hơn về làng nghề”.

Tham gia workshop và làm các công đoạn làm nón, chị Mai Khanh cho biết: “Nhờ một người bạn giới thiệu nên hôm nay gia đình tôi gác lại mọi công việc để đến tìm hiểu về cách làm nón Chuông. Qua các công đoạn làm nón tôi thấy rõ hơn những khó khăn của công việc này. Tôi thấy đây là hoạt động ý nghĩa vì những trẻ em ở thành phố hiện nay ít khi nhìn thấy chiếc nón và càng hiếm có cơ hội để biết cách tạo ra một chiếc nón ra sao…”

Trải nghiệm làm nón Chuông tại phố cổ Hà Nội -2
Nhiều du khách nước ngoài ấn tượng với nón Việt

Trường làng trong phố là dự án văn hóa, giáo dục, nghệ thuật đặc nhằm góp phần giới thiệu một số làng nghề truyền thống trong khu vực phố cổ Hà Nội. Việc triển khai chương trình nhằm hiện thực hóa dự án giành chiến thắng tại Cuộc thi sáng kiến ý tưởng Xã hội Tôi 20 - Twenties mùa 10 tại Việt Nam tháng 4.2023. Trước đó, trong tháng 7, dự án đã tổ chức workshop “Hoa cài tre đan”, giới thiệu về làng nghề mây tre đan Phú Vinh. Đại diện Ban tổ chức Vũ Minh Tú cho biết, với các workshop về làng nghề truyền thống, dự án hy vọng có thể lan tỏa giá trị tốt đẹp của làng nghề truyền thống đến với nhiều bạn trẻ.

Văn hóa

Nối tiếp mạch nguồn quan họ
Văn hóa - Thể thao

Nối tiếp mạch nguồn quan họ

Truyền dạy quan họ cho lớp măng non không chỉ là giữ gìn một di sản nghệ thuật mà còn là hành trình nuôi dưỡng giá trị văn hóa trong thế hệ trẻ; đó là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, mạch nguồn của sự phát triển bền vững.

Rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường.
Văn hóa

Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025

Đêm 11.2 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 đã được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm. Nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường được coi là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của đêm Khai ấn.

Hòa nhạc “Bốn mùa tình yêu”
Văn hóa - Thể thao

Hòa nhạc “Bốn mùa tình yêu”

Hòa nhạc Four Seasons of Love - Bốn mùa tình yêu như lời thì thầm dịu dàng của âm nhạc, đưa khán giả vào hành trình khám phá những cung bậc cảm xúc tinh tế, khi mùa xuân vừa khẽ chạm vào đất trời.

Tiếng ai xanh cả khung trời…
Văn hóa - Thể thao

Tiếng ai xanh cả khung trời…

Thơ ca không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là biểu hiện tinh hoa của tâm hồn con người và văn hóa dân tộc. Dưới ánh sáng của thơ ca, đời sống trở nên phong phú, tươi đẹp hơn; những giá trị quốc gia cũng theo đó mà soi tỏ, cộng hưởng...

Quang cảnh tế lễ rước cá (Phan Phương)
Văn hóa - Thể thao

Lễ rước nước, tế cá tại Đền Trần

Trong chương trình tổ chức lễ hội Đền Trần đã đã diễn ra lễ rước nước, tế cá tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Đây là một nghi thức trong chương trình Lễ hội khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Tiếp cận toàn diện, nhìn nhận thấu đáo để giữ gìn bản sắc lễ hội
Văn hóa - Thể thao

Tiếp cận toàn diện, nhìn nhận thấu đáo để giữ gìn bản sắc lễ hội

Hoạt động lễ hội truyền thống đang dần đi vào nền nếp, song vẫn chưa được như kỳ vọng; theo PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, cần có cái nhìn thấu đáo, phối hợp chặt chẽ để lễ hội giữ được bản sắc, mãi là một phần thiêng liêng trong tâm thức người Việt.

Cục Di sản văn hóa đề nghị Bắc Giang kiểm tra thực tế di tích chùa Vẽ sau vụ cháy
Văn hóa - Thể thao

Cục Di sản văn hóa đề nghị Bắc Giang kiểm tra thực tế di tích chùa Vẽ sau vụ cháy

Chiều tối 10.2, liên quan đến vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Trần Đình Thành đã ký Công văn số 101/DSVH-DT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang yêu cầu đề xuất phương án xử lý.

Lễ hội Khai ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025 tổ chức từ ngày 8-13.2 (tức từ 11-16 tháng Giêng)
Văn hóa

Nhiều nét mới tại lễ khai ấn Đền Trần Nam Định

Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định được tổ chức vào dịp đầu Xuân hàng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của vương triều nhà Trần.