Tháo nút thắt trong quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế văn hóa, thể thao

Nhiều vướng mắc, khó khăn đã được các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp làm rõ trong phiên thảo luận “Thực trạng quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế văn hóa, thể thao” tại Hội thảo Văn hóa 2024 sáng 12.5.

Nhà đầu tư không mặn mà

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho biết, như các đơn vị trong lĩnh vực văn hóa, Bảo tàng gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai các đề án. Bên cạnh đó, với vị trí tại trung tâm thành phố, giá thuê đất cũng là một khó khăn. Đây cũng là vướng mắc với Nhà hát Kịch Việt Nam, khi có "mặt tiền và mặt hậu của Nhà hát Lớn Hà Nội".

Còn Giám đốc Khu Liên hợp Thể thao quốc gia Nguyễn Trọng Hổ phản ánh: theo đề án được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đề án ngày 10.4.2023, Khu Liên hợp được khai thác tài sản dôi dư. Tuy nhiên, Khu Liên hợp Thể thao quốc gia thường xuyên tổ chức các sự kiện chính trị quốc tế rất lớn, cho dù được khai thác trong lúc nhàn rỗi nhưng lúc nào Nhà nước cần, phải trả lại mặt bằng nguyên trạng. Chính vì vậy, các đơn vị không đầu tư lớn. Bên cạnh đó, việc nộp thuế sử dụng đất với Khu Liên hợp cũng rất lớn; việc khai thác các tài sản sẵn có, quy định về xã hội hóa với các danh mục nhà thi đấu, sân vận động chưa rõ ràng...

Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển

10 năm nay, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam chưa thu hút được nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Quyền Trưởng ban Ban quản lý Làng Trịnh Ngọc Chung cho rằng, lý do là bởi vướng mắc giữa quy định của Luật Đầu tư và chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Làng được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 39 năm 2014. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư vào Làng, nhà đầu tư không được hưởng bất cứ ưu đãi nào, nên họ không mặn mà.

Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Tổng giám đốc Công ty THHH BHD cho biết, các doanh nghiệp điện ảnh khó khăn về nguồn vốn. Ảnh: Lâm Hiển
Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Tổng giám đốc Công ty THHH BHD cho biết, các doanh nghiệp điện ảnh khó khăn về nguồn vốn. Ảnh: Lâm Hiển

Đại diện doanh nghiệp, bà Ngô Thị Bích Hạnh, Tổng giám đốc Công ty THHH BHD cho biết, trong 10 thiết chế làm rạp chiếu phim, có 6 thiết chế có 3 cụm rạp trở lên. Các doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn về nguồn vốn. Thực tế, Luật Điện ảnh (sửa đổi) đã có hiệu lực nhưng chưa có chính sách mới về thuế cho các doanh nghiệp làm điện ảnh. Thậm chí, dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) đang đề xuất tăng thuế cho rạp chiếu từ 5% lên 10%. Mặt khác, tiền thuê đất với các rạp chiếu hiện đang quá cao, Nhà nước cần có chính sách để có mức thuê phù hợp hơn, và có các ưu đãi vốn vay cho doanh nghiệp văn hóa…

Giải quyết rốt ráo vướng mắc

Trước những khó khăn, vướng mắc nêu trên, bà Trần Diệu An, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính đã hoàn tất công tác soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151 và đã trình Chính phủ vào tháng 8.2023 và tiếp thu ý kiến của thành viên Chính phủ vào đầu tháng 4.2024, báo cáo Chính phủ ký ban hành.

Trong đó giải quyết cơ bản vướng mắc mà các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành văn hóa nói riêng. Từ đó làm rõ về nghĩa vụ tài chính, tiền thuê đất, việc sử dụng vào mục đích phục vụ dịch vụ công và sử dụng tài sản phục vụ mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết.

Tháo nút thắt trong quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế văn hóa, thể thao -0
Bà Trần Diệu An, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết các giải pháp giải quyết cơ bản vướng mắc của các đơn vị sự nghiệp công lập ngành văn hóa 

Cũng theo bà Trần Diệu An, hiện nay, Thủ tướng có giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương rà soát để ban hành nghị định liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác thiết chế văn hóa, thể thao, nhằm giải quyết được rốt ráo vướng mắc liên quan trong việc quản lý.

Liên quan đến kiến nghị về sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ để đưa vào chương trình Quốc hội xin ý kiến vào tháng 10.2024, dự kiến thông qua vào tháng 5.2025. Trong đó, ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các cơ quan liên quan, nội dung này cũng đã được tổng hợp vào dự thảo của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Bộ Tài chính vẫn đang xin ý kiến hoàn thiện đối với dự thảo Luật này…

Theo nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vũ Dương Thúy Ngà, thiết chế văn hóa nhiều nhất là thư viện, hiện nay cả nước có tới 50.000 thư viện, trong đó thư viện trường học có khoảng 27.000. Chính vì thế, phát huy thiết chế thư viện là điều cần quan tâm. 

Để tạo nên sức hấp dẫn cho thiết chế thư viện, cần đổi mới hoạt động, chuyển đổi số, để đông đảo bạn đọc có thể tiếp cận. Bên cạnh đó, cần có chính sách tiền lương phù hợp để khích lệ tâm huyết và sáng tạo của người làm công tác thư viện - mấu chốt của sự đổi mới hoạt động thư viện.

Văn hóa

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.