Tái bản bộ sách Hồi ký Lý Quang Diệu

Bộ sách Hồi ký Lý Quang Diệu gồm 2 tập “Câu chuyện Singapore” và “Từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất” kể về câu chuyện phát triển của Singapore dưới sự chèo lái của chính phủ do cố Thủ tướng Lý Quang Diệu lãnh đạo đã vươn lên vị thế hàng đầu thế giới.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu (16.9.1923 - 16.9.2023) và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Singapore, Omega+ tái bản bộ sách Hồi ký Lý Quang Diệu với phiên bản bìa mềm và tặng kèm thêm postcard (10 tấm) về đất nước Singapore thời thuộc địa - hiện đại, cùng phụ bản giới thiệu tiểu sử, các câu hỏi nổi tiếng, lời khen tặng, lời giới thiệu về Lý Quang Diệu và bộ sách.

Tái bản bộ sách Hồi ký Lý Quang Diệu -0
Bộ sách Hồi ký Lý Quang Diệu vừa được Omega+ tái bản

Câu Chuyện Singapore

Câu chuyện Singapore - được bắt đầu viết năm 1994, và xuất bản lần đầu tiên năm 1998 - kể lại những ký ức đáng tự hào của chàng sinh viên giỏi Lý Quang Diệu trong những ngày tháng du học trên đất Anh; từ câu chuyện tình yêu cảm động của ông với người vợ, đến những hoài bão của chàng thanh niên trẻ tuổi: kết giao, từng bước thâm nhập chính trường, học cách đối nhân xử thế, xây dựng đảng và lèo lái đất nước vượt qua khó khăn.

Tập 1 kết thúc ở thời điểm Singapore tuyên bố độc lập năm 1965, sau khi tách ra từ Liên bang Malaysia, cũng là lúc đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành suy nghĩ, tính cách của ông Lý.

Những bước đi “bươn chải” của một nhà lãnh đạo năng động được tả lại trong cuốn sách cũng giúp người đọc có thêm góc nhìn về tình hình thế giới thời Chiến tranh Lạnh, phong trào không liên kết, Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc và các cường quốc khác ở thời điểm còn đang “ẩn tàng” giữa hai bên màn sắt; về Liên minh châu Âu thời kỳ hình thành, khối Thịnh vượng chung, cùng những liên minh, hiệp ước khác.

Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất

Trong tập 2, tác giả thuật lại sự chuyển đổi của Singapore từ đất nước nghèo khổ thành “con rồng châu Á”.

Ông nêu ra những nỗ lực phi thường để đưa đảo quốc nhỏ bé ở Đông Nam Á trở thành cường quốc chỉ trong vòng 30 năm, bắt đầu từ xây dựng hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng, trên vùng đất chủ yếu là đầm lầy; xây dựng lực lượng quân đội từ nguồn dân số nhỏ bé, nạn phân biệt chủng tộc phổ biến, chia rẽ ý thức hệ; loại bỏ vấn đề tham nhũng còn tồn tại từ thời thuộc địa…

“Nếu Singapore là một đứa trẻ, tôi tự hào vì đã chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ ấy”, Lý Quang Diệu viết trong hồi ký của mình.

Cũng trong cuốn sách, ông tỉ mỉ thuật lại những trải nghiệm và cảm nghĩ của mình qua thời gian dài tiếp xúc với những đất nước khác (trong đó có Việt Nam và Trung Quốc) mà có lẽ bạn đọc Việt Nam sẽ quan tâm nhiều.

Trong khoảng thời gian Thủ tướng Lý Quang Diệu lui về làm cố vấn sau ba thập kỷ lãnh đạo đất nước (1959 - 1990), ông đã dành nhiều tâm sức viết bộ hồi ký này. Bộ sách được viết dựa trên những ghi chú của ông, cũng như giấy tờ của chính phủ chưa được công bố, và những hồ sơ chính thức của chính phủ trước đây, là nguồn tư liệu quý giá để chúng ta tìm hiểu về một đất nước tuy nhỏ bé nhưng có trình độ phát triển cao trong khu vực.

"Ngoài những trang lịch sử quý báu mô tả quá trình phát triển thần kỳ của Singapore, hồi ký còn ghi lại những kỷ niệm của Lý Quang Diệu về tuổi trẻ, gia đình, về chân dung của những chính trị gia như Margaret Thatcher, Ronald Reagan, George Bush, về những quốc gia láng giềng Đông Nam Á" - ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT, người sáng lập Công ty Cổ phần Sách Alpha (Alpha Books) và Omega Việt Nam cho biết.

Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2
Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2

Với chủ đề "Thu Hà Nội - mùa thu lịch sử", Festival hứa hẹn mang đến những trải nghiệm độc đáo, quảng bá vẻ đẹp của những danh thắng, di tích và di sản văn hóa nổi bật của Hà Nội. 

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa
Văn hóa

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa

Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam chứng kiến sự thay đổi đáng kể những năm gần đây: từ chủ yếu dựa vào sản phẩm truyền thống, tới sự chuyển dịch mạnh mẽ nhờ tích hợp công nghệ số và sáng tạo, làm nên những sản phẩm văn hóa đa dạng và hấp dẫn.

Di sản - điểm tựa của sáng tạo
Văn hóa

Di sản - điểm tựa của sáng tạo

Những giá trị truyền thống không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ đương đại; họ đang không ngừng sáng tạo, tìm tòi để đưa di sản vào nghệ thuật, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở
Văn hóa

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chủ động tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở, trong đó có việc sử dụng hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; công tác tổ chức lễ hội...

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa
Văn hóa

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa

Phát triển du lịch bốn mùa không những giúp Thừa Thiên Huế phát huy tối ưu giá trị di sản cố đô mà còn làm bật tầm vóc một trung tâm văn hóa - du lịch với nhiều thế mạnh đặc trưng.

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập
Văn hóa

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập

Đạo diễn điện ảnh, NSND Phạm Văn Khoa (1914 - 1992) có vinh dự đặc biệt khi được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập để Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào, nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2.9.1945.

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người
Văn hóa

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người

TS. CHU ĐỨC TÍNH  - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Di chúc được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị trong một thời gian dài, từ năm 1965 - 1969, vào lúc minh mẫn, sáng suốt. Người đã đi xa, nhưng bản Di chúc mãi là cương lĩnh hành động trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Lịch sử càng lùi xa, chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị, tầm vóc lớn lao của tác phẩm bất hủ này.

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập
Văn hóa

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập

Lễ Quốc khánh 2.9 mỗi năm, màu độc lập và hạnh phúc lại nhuốm rực rỡ trên con sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), khi nhân dân quê nhà và các địa phương lân cận từ mọi ngả dồn về xem đua thuyền truyền thống, vui như trẩy hội.

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại
Văn nghệ - Thể thao

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại

Chỉ với hơn một nghìn từ vô cùng ngắn gọn, sâu lắng, thấm từng điều Bác căn dặn, di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ý chí và quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của chính nghĩa và chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trong Di chúc, Người khẳng định: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Biểu tượng rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do
Văn hóa

Biểu tượng rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do

Theo PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, ngày 2.9.1945 không chỉ là một sự kiện lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do, tinh thần bất khuất của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới, xác lập vị thế quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời góp phần vào phong trào giải phóng dân tộc toàn cầu.