"Say xẩm" kết nối 36 phố phường

Tại sự kiện trải nghiệm "Say xẩm", công chúng sẽ được hòa mình vào những hoạt động đa dạng gắn với xẩm tàu điện, đậm chất cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phương tiện di chuyển của Hà Nội chủ yếu là xe tay kéo, tàu điện. Bối cảnh đó sản sinh ra một nhánh trong loại hình nghệ thuật diễn xướng độc đáo là xẩm tàu điện.

"Say xẩm" kết nối 36 phố phường ảnh 1

Mặc dù có nhiều thể loại xẩm nhưng chắc chắn nghệ thuật này chỉ Hà Nội mới có. Nó sống với nhịp sống của tàu điện một thời và đây cũng chính là chất điệu riêng của Hà Nội. Có một thời, xẩm tàu điện gắn liền với những câu chuyện tình, hay tâm trạng của du khách đi tàu và cuộc sống nghèo khổ của Nhân dân lao động. Tiếng xẩm không còn là âm nhạc, mà văn hóa, phương thức giao tiếp mới, tạo ra nhiều tiếng cười, niềm vui.

Sau hành trình dài đồng hành với người dân Hà Thành, hình ảnh và lời ca về xẩm đã biến mất do không còn sân khấu biểu diễn quen thuộc. Nhưng những âm thanh đó vẫn mãi còn đó, trở thành một phần không thể thiếu của di sản văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và tâm hồn người Hà Nội.

Say xẩm do nhóm sinh viên ngành Quản lý giải trí và Sự kiện, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức. Chương trình nhằm đem lại những ký ức gắn với nghệ thuật xẩm, với nét đẹp văn hóa Hà Nội xưa.

Say xẩm sẽ giống như một chuyến tàu điện, đưa đến những trải nghiệm khác nhau gắn với nghệ thuật xẩm. Khu vực triển lãm là nơi công chúng được thưởng lãm những loại nhạc cụ độc đáo và trang phục biểu diễn xẩm, kết hợp xem các thước phim xưa về xẩm. Các trò chơi dân gian xoay quanh chủ đề xẩm tàu điện mang lại cho công chúng những điều bất ngờ lý thú về Hà Nội 36 phố phường xưa.

Đặc biệt, chương trình còn mang đến những câu chuyện, góc nhìn xưa và nay của người thực hành xẩm, từ NSND Xuân Hoạch đến những nghệ sĩ trẻ như Ngô Văn Hảo, Đinh Thảo, Phạm Trình... Ngoài ra, với sự hướng dẫn của các nghệ sĩ, công chúng sẽ được trải nghiệm các nhạc cụ của xẩm, thực hành hát xẩm.

Chương trình diễn ra ngày 15.6, tại Cafe Phố Hàng, 251 Hồng Hà, Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2
Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2

Với chủ đề "Thu Hà Nội - mùa thu lịch sử", Festival hứa hẹn mang đến những trải nghiệm độc đáo, quảng bá vẻ đẹp của những danh thắng, di tích và di sản văn hóa nổi bật của Hà Nội. 

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa
Văn hóa

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa

Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam chứng kiến sự thay đổi đáng kể những năm gần đây: từ chủ yếu dựa vào sản phẩm truyền thống, tới sự chuyển dịch mạnh mẽ nhờ tích hợp công nghệ số và sáng tạo, làm nên những sản phẩm văn hóa đa dạng và hấp dẫn.

Di sản - điểm tựa của sáng tạo
Văn hóa

Di sản - điểm tựa của sáng tạo

Những giá trị truyền thống không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ đương đại; họ đang không ngừng sáng tạo, tìm tòi để đưa di sản vào nghệ thuật, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở
Văn hóa

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chủ động tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở, trong đó có việc sử dụng hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; công tác tổ chức lễ hội...

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa
Văn hóa

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa

Phát triển du lịch bốn mùa không những giúp Thừa Thiên Huế phát huy tối ưu giá trị di sản cố đô mà còn làm bật tầm vóc một trung tâm văn hóa - du lịch với nhiều thế mạnh đặc trưng.

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập
Văn hóa

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập

Đạo diễn điện ảnh, NSND Phạm Văn Khoa (1914 - 1992) có vinh dự đặc biệt khi được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập để Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào, nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2.9.1945.

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người
Văn hóa

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người

TS. CHU ĐỨC TÍNH  - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Di chúc được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị trong một thời gian dài, từ năm 1965 - 1969, vào lúc minh mẫn, sáng suốt. Người đã đi xa, nhưng bản Di chúc mãi là cương lĩnh hành động trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Lịch sử càng lùi xa, chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị, tầm vóc lớn lao của tác phẩm bất hủ này.

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập
Văn hóa

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập

Lễ Quốc khánh 2.9 mỗi năm, màu độc lập và hạnh phúc lại nhuốm rực rỡ trên con sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), khi nhân dân quê nhà và các địa phương lân cận từ mọi ngả dồn về xem đua thuyền truyền thống, vui như trẩy hội.

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại
Văn nghệ - Thể thao

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại

Chỉ với hơn một nghìn từ vô cùng ngắn gọn, sâu lắng, thấm từng điều Bác căn dặn, di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ý chí và quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của chính nghĩa và chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trong Di chúc, Người khẳng định: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Biểu tượng rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do
Văn hóa

Biểu tượng rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do

Theo PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, ngày 2.9.1945 không chỉ là một sự kiện lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do, tinh thần bất khuất của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới, xác lập vị thế quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời góp phần vào phong trào giải phóng dân tộc toàn cầu.