Rối Việt tại thủy đình trên biển

Từ ngày 16.2, chương trình nghệ thuật "Rối Việt - Trẩy hội mùa xuân" sẽ chính thức được trình diễn tại bãi biển Thị trấn Hoàng Hôn, Phú Quốc, góp phần lan tỏa di sản văn hóa này đến du khách Nam bộ và quốc tế.

Rối Việt - Trẩy hội mùa xuân được biểu diễn miễn phí hàng ngày, thời lượng 30 phút, từ 19h30. Sau mỗi chương trình biểu diễn, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm múa rối, trò chuyện cùng nghệ sĩ để tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật trình diễn sân khấu độc đáo này.

Chương trình biểu diễn  được đầu tư bởi tập đoàn Sun Group và trực tiếp thực hiện bởi Nhà hát Múa rối Việt Nam. Chương trình do Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam, NSND Nguyễn Tiến Dũng chỉ đạo sản xuất.

Rối Việt tại thủy đình trên biển -0
Lần đầu tiên tại Việt Nam, rối Việt được biểu diễn tại thủy đình trên bãi biển.
Ảnh: NHN

Trẩy hội mùa xuân được thiết kế, dàn dựng để kể câu chuyện về tinh hoa đời sống, lao động sản xuất, tín ngưỡng của người Việt Nam đến du khách trong nước và quốc tế. 

Được trình diễn bởi các thế hệ nghệ sỹ Nhà hát Múa rối Việt Nam, 8 tiết mục nhằm đưa người xem vào dòng chảy bất tận của văn hóa Việt, nơi họ được khám phá nét đẹp của những lễ hội xuân, đời sống lao động sản xuất nông nghiệp lúa nước, văn hóa tâm linh và tín ngưỡng Việt, hay hình ảnh nón quai thao được ẩn dụ tựa ánh trăng, chiếc thuyền trên sóng nước... để thấy một nền văn hóa giàu bản sắc, sống động và phong phú.

Trẩy hội mùa xuân kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật và biểu diễn khác nhau như múa rối cạn, múa rối nước và nghệ thuật múa. Âm nhạc biểu diễn cũng giới thiệu đến du khách các nghệ thuật sân khấu khác nhau như chèo, chầu văn. Đặc biệt tiết mục Xin chào Việt Nam sẽ được hòa âm mới bằng sáo, nhị, bầu, tranh là 4 loại nhạc cụ truyền thống kết hợp cùng múa áo dài và nón lá.

Một trong những điểm tạo nên sự độc đáo của Trẩy hội mùa xuân là nhà hát thủy đình được thiết kế tái hiện thủy đình chùa Thầy ở thủ đô Hà Nội, cũng là tổ nghề của múa rối nước Việt Nam. 

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.