Phát triển văn hóa đọc trong bối cảnh hội nhập

Để giữ gìn, phát triển và chấn hưng văn hóa dân tộc theo Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, việc lan tỏa nét đẹp của văn hóa đọc trong đời sống cộng đồng có ý nghĩa quan trọng, góp phần hình thành những con người mới có tri thức, đạo đức, nhân cách, lối sống đẹp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay.

Tạo hứng thú đọc cho mọi tầng lớp nhân dân

Thời gian qua, nhận thấy tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc trong cộng đồng, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách nhằm thúc đẩy hoạt động này; tiêu biểu như: năm 2017, Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến 2020 định hướng 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; năm 2019, Luật Thư viện đã được Quốc hội thông qua… Những chủ trương về phát triển văn hóa đọc đã truyền đi những thông điệp tích cực, khơi dậy tinh thần ham đọc sách; kích thích tinh thần tự học và khát vọng cống hiến, dựng xây quê hương, đất nước.

Một trong những kết quả nổi bật trong việc lan tỏa văn hóa đọc là sự ra đời và phát triển của nhiều mô hình thư viện với những hình thức đọc sách đa dạng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Bên cạnh các thư viện công do nhà nước quản lý là sự ra đời của thư viện sách tư nhân, thư viện cộng đồng, Tủ sách gia đình, Tủ sách dòng họ, Câu lạc bộ sách, Xe sách lưu động, Café sách, Phố sách, Đường sách, Thành phố sách…, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa đọc, nâng cao dân trí.

Bên cạnh đó, các phong trào, các cuộc thi như Đại sứ Văn hóa đọc; Chương trình “Cùng bạn đọc sách, kết nối yêu thương, lan tỏa tri thức”; Chương trình “Cùng em đọc sách”. Qua đó, hơn 50.000 cuốn sách đã được các tổ chức, cá nhân tặng cho các thư viện trường học, thư viện tư nhân, thư viện cộng đồng, không gian đọc có phục vụ cộng đồng. Nhiều chương trình, dự án như: Sách hóa nông thôn, Sách cho em, Sách ơi mở ra, Quỹ Bắc cầu, Mọt sách Mogu, các câu lạc bộ Vùng cao yêu thương, Đọc báo Đảng, Tủ sách giải trí và giáo dục, Sách chuyền tay… mang lại nhiều cơ hội đọc và tiếp cận thông tin, tri thức, nâng cao kỹ năng đọc, tạo hứng thú đọc cho mọi tầng lớp nhân dân.

Song song với việc huy động nguồn lực xã hội hóa trong phát triển văn hóa đọc, đa dạng hóa các mô hình thư viện, thì các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết lập mạng lưới thư viện công cộng trên toàn quốc cũng được chú trọng. Đã có 63 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng trên 10.000 thư viện và tủ sách cơ sở cấp xã được thành lập. Ngoài ra còn phải kể tới 10.000 tủ sách pháp luật xã và cũng khoảng trên 10.000 điểm bưu điện văn hóa xã đã và đang đi vào hoạt động. Nhằm hiện thực hóa “Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, giai đoạn 2021 - 2025”, Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cũng tích cực vận động hỗ trợ hàng trăm máy nghe nói, sách nói, điện thoại thông minh tặng người khiếm thị, trẻ em vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo...

Xác lập sự tồn tại của sách trong đời sống cộng đồng

Tại nhiều địa phương trên cả nước, phong trào đọc sách, phát huy giá trị của sách được tổ chức rầm rộ và rộng khắp. Bắc Ninh là một trong các tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ các hoạt động trong Ngày Sách và Văn hóa đọc với sự tham gia của gần 20 nhà xuất bản, công ty phát hành sách và một số sở, ngành của tỉnh, quy mô hơn 40 gian, trưng bày trên 100.000 tên sách, với 2 triệu bản sách thuộc nhiều lĩnh vực. Tại Sóc Trăng, chương trình Chuyến xe tri thức - Ngày hội đọc sách với các Chuyến xe tri thức đến các trường học trên địa bàn tỉnh; tại Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh… nhiều hoạt động như tặng sách, tuyên truyền giới thiệu về sách, các buổi giao lưu, tọa đàm, trao đổi về sách với các diễn giả nổi tiếng và các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian… được tổ chức với quy mô lớn, mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.

Để phong trào đọc sách có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn trong đời sống cộng đồng, các chuyên gia văn hóa đọc khẳng định, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động, cũng phải thay đổi nhận thức của mỗi người dân trong việc tiếp cận với sách. Quá trình hình thành thói quen đọc sách, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Các nhà xuất bản, công ty sách nên tham gia đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc tại các trường học như: Hoạt động Hội sách Mini - sinh hoạt chuyên đề, giao lưu tác giả - tác phẩm, tác giả ký tặng sách, tổ chức Hội sách tại khuôn viên hay hội trường của các trường. Trường học là nơi thể hiện rõ nhất chức năng, sức mạnh của văn hóa đọc, do đó cần coi việc xây dựng văn hóa đọc tại đây là công việc quan trọng đầu tiên để hình thành sinh hoạt trường học. Bên cạnh đó, nên xây dựng một chương trình giáo dục kỹ năng đọc trong môi trường truyền thống và môi trường điện tử để giảng dạy trong nhà trường; đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phát triển văn hóa đọc nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hàng năm, phát động tuần lễ đọc sách và nhiều hoạt động, sự kiện tôn vinh sách trong tuần lễ này.

Nên tổ chức nhiều hội chợ sách và không chỉ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh, thành phố, tổ chức thêm nhiều hội sách trực tuyến, phát triển thêm nhiều đường sách, phố sách, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ Reading Code. Mỗi người cần nâng cao ý thức đọc sách để làm giàu tri thức của bản thân. Cần đưa sách lại gần công chúng thông qua các hoạt động cho, tặng sách… Nhà nước và người dân cũng nên tận dụng tối đa các không gian công cộng để xác lập sự tồn tại của sách và văn hóa đọc. Chẳng hạn các quán nước, quán cà phê, quán ăn, bệnh viện, phòng khám, thẩm mỹ viện… có thể đặt thêm giá sách để cho khách đọc trong thời gian chờ đợi. Đọc sách lúc rảnh rỗi khi chờ đợi sẽ là một cơ hội tốt để người dân hình thành thói quen đọc sách.

Văn hóa

Nghệ thuật cảm hứng từ thi ca Mường
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật cảm hứng từ thi ca Mường

Với 40 tác phẩm hội họa - sắp đặt, triển lãm Té Tất Té Đák (Đẻ Đất Đẻ Nước) của họa sĩ Thu Trần sẽ đưa người xem đến đất Mường với bề dày văn hóa được lưu giữ từ đời sống, phong tục tập quán đến truyện kể, thi ca. 

Nữ phục dân tộc truyền thống - bức tranh rực rỡ sắc màu
Văn hóa - Thể thao

Nữ phục dân tộc truyền thống - bức tranh rực rỡ sắc màu

Không chỉ phục vụ nhu cầu mặc, trang phục còn như tác phẩm nghệ thuật sống động, kể câu chuyện về lịch sử, văn hóa, tâm hồn con người từng dân tộc, từng vùng đất. Tìm về nữ phục truyền thống của các dân tộc, nhóm dân tộc ở ba miền, đạo diễn Nguyễn Bông Mai đã tỉ mỉ ghi lại vẻ đẹp ấy và quảng bá rộng rãi tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Ba chiếc ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Ba chiếc ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật quốc gia

Ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 - 1969 được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 19.1, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định.

Xây dựng văn hóa số - nhiệm vụ chiến lược
Văn hóa

Xây dựng văn hóa số - nhiệm vụ chiến lược

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Văn hóa số không chỉ là một khái niệm mới mà còn là tư duy, phong cách sống và làm việc mới, nơi các giá trị của sáng tạo, đổi mới và kết nối được đề cao. Xây dựng văn hóa số là nền tảng thúc đẩy phát triển toàn diện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thực hiện thành công Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Hé lộ Lễ hội Xuân kỷ lục tại Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn
Văn hóa

Hé lộ Lễ hội Xuân kỷ lục tại Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn

Mỗi năm một ý tưởng độc đáo, Lễ hội Xuân tại Vinhomes Grand Park (TP.Thủ Đức) luôn là sự kiện được cư dân và du khách trông đợi. Năm nay, với chủ đề “Tết diệu kỳ”, sự kiện tiếp tục làm bùng lên sức sống khu Đông khi tôn vinh những giá trị truyền thống, tái hiện ký ức ngọt ngào của Tết cổ truyền, hứa hẹn thiết lập một kỷ lục mới cho Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.

Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan
Văn hóa - Thể thao

Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan

Từ ngày 17 - 23.1, tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông (Hà Nội), đài NHK (Nhật Bản) sẽ tổ chức sự kiện “Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan" với nhiều hoạt động đặc sắc, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khán thính giả và quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa Nhật Bản.

Nghệ thuật trong đối thoại liên ngành
Văn hóa

Nghệ thuật trong đối thoại liên ngành

Hợp tác liên ngành đã thổi làn gió mới vào nghệ thuật đương đại, tạo nên bức tranh đa sắc màu, nơi nhiều ngành nghề, loại hình cùng hòa quyện. Sự kết nối, giao thoa ấy không chỉ mở rộng biên giới sáng tạo mà còn mang đến các tác phẩm, trải nghiệm mới cho công chúng.

Mang hòa nhạc cổ điển vào giảng đường đại học
Văn hóa - Thể thao

Mang hòa nhạc cổ điển vào giảng đường đại học

“Nhạc cổ điển rất gần gũi trong đời sống, chỉ có điều chúng ta chưa có thời gian để tìm hiểu, ngẫm nghĩ. Công việc của tôi và các nghệ sĩ là đem đến câu chuyện xung quanh những bản nhạc rất nổi tiếng và quen thuộc” - nhạc trưởng Trần Nhật Minh chia sẻ trong hòa nhạc “Giao hưởng tuổi trẻ” số đầu tiên tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chiều 10.1.

Trường ca "Lũ": Cuốn sách điện tử nổi bật năm 2024
Văn hóa - Thể thao

Trường ca "Lũ": Cuốn sách điện tử nổi bật năm 2024

Tối 11.1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học năm 2024. Trường ca “Lũ” của nhà thơ Lữ Mai do Công ty Sách điện tử Waka phát hành đã được vinh danh là một trong những cuốn sách nổi bật năm 2024.