Phát động Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN năm 2024

Sáng 31.5, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã phát động Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN năm 2024.

Phát động Cuộc thi và triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN 2024 -0
Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Mã Thế Anh phát biểu tại Lễ phát động Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN 2024

Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Mã Thế Anh cho biết, năm 2012, 2016, 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức thành công 3 lần Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN. Đây là triển lãm chuyên đề tranh in quốc tế được tổ chức định kỳ 4 năm/lần tại Việt Nam, nhằm thu hút, phát triển và giao lưu trao đổi nghệ thuật của các nghệ sĩ trong khu vực ASEAN, tạo nên một sân chơi định kỳ của nghệ thuật đồ họa tạo hình, thúc đẩy sự phát triển của giới nghệ thuật các nước ASEAN.

"Từ thành công của Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN các năm trước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Đề án tổ chức thực hiện sự kiện này trong năm 2024, để tiếp tục phát triển, nâng tầm nghệ thuật tranh đồ họa; khẳng định vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng, đối với sự phát triển của mỹ thuật khu vực ASEAN...", ông Mã Thế Anh nhấn mạnh.

Phát động Cuộc thi và triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN 2024 -0
Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 3 năm 2020. Nguồn: sovhtt.hanoi.gov.vn

Theo thể lệ, đối tượng tham gia Cuộc thi và triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN năm 2024 là công dân của các nước ASEAN gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tác phẩm dự thi có đề tài sáng tác về cuộc sống, con người, phong cảnh thiên nhiên, đất nước hòa bình, đoàn kết hợp tác, hữu nghị và những vấn đề của cuộc sống đương đại các nước ASEAN cùng quan tâm, chia sẻ.

Tác phẩm dự thi thuộc các thể loại: tranh in nổi (gồm khắc gỗ, cao su, khắc bìa và các kỹ thuật in nổi khác); tranh in lõm (gồm khắc kim loại, khắc mica, khắc trên phim, khắc lõm cảm quang, collagraph); tranh in phẳng (gồm in đá, litho trên kim loại, litho trên gỗ); tranh in xuyên (gồm in lưới, in trổ khuôn); tranh in độc bản; tranh in các kỹ thuật khác (gồm cyanotype (blue print), tranh in kỹ thuật số); tranh in đa chiều (gồm sắp đặt tranh in, book art tranh in, tranh in nhiều lớp).

Tác phẩm gửi dự thi được sáng tác từ năm 2020 đến nay. Mỗi tác giả được gửi tham gia tối đa 3 tác phẩm. Mỗi tác phẩm là 1 file định dạng JPG, kèm theo 1 file văn bản đầy đủ thông tin tác giả, tác phẩm.

Vòng 1, các tác giả gửi file ảnh chụp tác phẩm dự thi cho Ban tổ chức để tuyển chọn tác phẩm trưng bày theo địa chỉ: aseangraphicarts2024@gmail.com; nhận tác phẩm trước ngày 5.8.2024.

Vòng 2, tác giả gửi tác phẩm được lựa chọn từ vòng 1 về Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, 38 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam, để Ban tổ chức triển lãm và chấm giải thưởng.   

Ban tổ chức dự kiến sẽ trao 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba, 7 giải Khuyến khích cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc.

Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng
Văn hóa

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), 86 bức ảnh đen trắng của hai nhiếp ảnh gia Lê Bích và Andy Soloman (Anh) chụp từ năm 1992 - 2012, được trưng bày tại Triển lãm nhiếp ảnh “Hà Nội - Một thời để nhớ”, giúp người xem cảm nhận, hiểu hơn một giai đoạn biến chuyển của Hà Nội.

Đại biểu trải nghiệm triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội". Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu lịch sử Thủ đô qua triển lãm "Cột cờ Hà Nội"

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, độc giả sẽ có cơ hội sở hữu phụ san đặc biệt về Cột cờ Hà Nội trên Báo Nhân Dân; trải nghiệm tiến trình giải phóng và tiếp quản Thủ đô tháng 10.1954 trong triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội" khai mạc chiều 9.10 tại trụ sở Báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hà Nội.

Lễ hội Nước mắm – Tôn vinh di sản và ẩm thực Việt
Văn hóa

Lễ hội Nước mắm – Tôn vinh di sản và ẩm thực Việt

Lễ hội Nước mắm là sự kiện quan trọng, không chỉ là một sự kiện quảng bá sản phẩm, lễ hội còn nhằm bảo tồn giá trị truyền thống của các làng nghề, đánh dấu bước phát triển mới của ngành, góp phần thúc đẩy du lịch, thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nước mắm truyền thống và ẩm thực có sử dụng nước mắm trong chế biến, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia nước mắm truyền thống Việt Nam.

Bìa cuốn “Sống mãi với Thủ đô” được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhân dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Văn hóa

Cha tôi viết “Sống mãi với Thủ đô”

Lời Tòa soạn: Trong các tác phẩm về Hà Nội kháng chiến, “Sống mãi với Thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng đã đi vào lòng nhiều thế hệ bạn đọc bởi giá trị văn chương và tâm huyết của người viết ẩn sau mỗi trang văn. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn, về quá trình sáng tác cuốn tiểu thuyết để đời này của ông.

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực

Theo GS,TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), cuộc cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đã đưa Hà Nội lên thành Thủ đô. Kể từ thời đại dựng nước đầu tiên cho đến nay các kinh đô kinh thành Cổ Loa, Mê Linh, Vạn Xuân, Ô Diên, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội gần như liên tục nối tiếp nhau đều được đặt trên địa bàn Hà Nội, biến Hà Nội thành trung tâm hội tụ, kết tinh, giao lưu, lan tỏa lớn nhất và mạnh nhất các giá trị lịch sử và văn hóa của cả nước.