Xem - Nghe - Đọc

"Mộng hoa lục"

Dưới tài dàn dựng của đạo diễn, biên kịch nổi tiếng Trung Quốc Dương Dương, "Mộng hoa lục" đã trở thành một tác phẩm truyền hình (dài 40 tập) vừa mang vẻ đẹp cổ điển, vừa thấm đẫm tinh thần hiện đại, mặt khác vẫn giàu giá trị thẩm mỹ và tư tưởng. 

Những năm gần đây phim cổ trang Trung Quốc dồn sức cho thể loại cung đấu, ngôn tình huyền huyễn, tiên hiệp, thần thoại, xuyên không… thu hút về lượng khán giả khổng lồ. Tuy nhiên, theo thời gian, những thể loại này dần bộc lộ nhiều điểm yếu.

Hơi thở đời sống

Phim cung đấu dù có thông minh, gay cấn đến mấy vẫn mang lại cảm giác bế tắc, vì người phụ nữ có vùng vẫy thế nào cũng không thoát khỏi cuộc đời cung cấm lồng son. Phim ngôn tình huyền huyễn, tiên hiệp, thần thoại, xuyên không... tạo ra thứ tình yêu vĩnh cửu sánh ngang trời đất khiến khán giả mơ mộng, dễ thoát ly khỏi đời thực. Thể loại phim này thường xây dựng nhân vật chính có diện mạo, khí chất phi phàm, có tâm hồn ngây thơ, trong sáng, thánh thiện… khiến khán giả xem xong vừa khâm phục, vừa tự ti vì không có cách nào để trở nên hoàn hảo như vậy.

Trong bối cảnh phim cổ trang sa đà vào những yếu tố huyền ảo, thoát ly hiện thực, "Mộng hoa lục" đã kéo khán giả về gần mặt đất hơn. Lấy bối cảnh thời nhà Tống, "Mộng hoa lục" tập trung khắc họa chân dung ba nữ nhân thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, nhưng đều là những người có ý chí, nghị lực vươn lên. Đó là Triệu Phán Nhi (Lưu Diệc Phi), một người con gái thông minh xinh đẹp không tiếc tiền bạc, công sức nuôi thư sinh Âu Dương Húc (Từ Hải Kiều) ăn học. Nhưng ngay sau khi đỗ thám hoa, hắn đã từ hôn Triệu Phán Nhi để lấy con quan. Đó là Tôn Tam Nương (Liễu Nham) một người phụ nữ nóng nảy, tốt bụng, đã tìm đến cái chết sau khi bị chồng con ruồng rẫy. Đó là Tống Dẫn Chương (Lâm Duẫn), một nghệ nhân đàn tì bà xinh đẹp, bị một con bạc khát nước lừa cả tình lẫn tiền...

Ba người phụ nữ gặp nhau trong tình cảnh quẫn bách, quyết tâm hợp thành một nhóm, lên kinh thành giúp Triệu Phán Nhi tìm Âu Dương Húc. Trên hành trình đầy gian nan đó, Triệu Phán Nhi gặp Cố Thiên Phàm, một vị quan trẻ tuổi, văn võ song toàn, người được mệnh danh là “Diêm La sống” của Hoàng Thành Ti. "Trai anh hùng, gái thuyền quyên" gặp nhau, "tình trong như đã mặt ngoài còn e", nhưng để đến với nhau là trùng trùng điệp điệp khó khăn. Và dù có sự giúp đỡ đắc lực của Cố Thiên Phàm, thì bộ ba nhân vật nữ trong "Mộng hoa lục" vẫn phải dùng mọi kỹ năng, tài nghệ để mưu sinh tại kinh thành, thay vì chỉ làm đẹp và “ủ mưu” như nữ nhân trong phim cung đấu, hoặc chạy đuổi theo tình ái như nữ nhân trong phim ngôn tình.

Tinh thần hiện đại

Sau 16 năm không đóng phim truyền hình cổ trang, sự trở lại của Lưu Diệc Phi đã làm nức lòng khán giả. So với những nữ cường nhân nổi tiếng thông minh, lanh lợi của dòng phim cổ trang như Hoàng Dung (Anh hùng xạ điêu), Tiểu Yến Tử (Hoàn Châu Cách Cách), Ngụy Anh Lạc (Diên Hy Công Lược), Lưu Diệc Phi đã mang đến một mẫu hình nhân vật nữ tươi mới, rất đỗi chân thực. Triệu Phán Nhi do Lưu Diệc Phi đóng vừa có phẩm chất của người phụ nữ Trung Hoa thời phong kiến, vừa mang tinh thần lạc quan, suy nghĩ khoáng đạt của phụ nữ thời hiện đại. Xuyên suốt bộ phim, Triệu Phán Nhi luôn nói với bản thân và với hai người chị em rằng: nữ nhân nên dựa vào bản thân để xây dựng cuộc đời mình.

Lưu Diệc Phi không chỉ mê hoặc khán giả bởi nhan sắc “thần tiên tỉ tỉ”, mà từng điệu bộ, cử chỉ của cô đều nhất mực duyên dáng, thanh nhã. Kinh nghiệm diễn xuất giúp cô thể hiện ra “chất” của nhân vật Triệu Phán Nhi, một nữ tử xuất thân là con nhà quan, có học vấn, am hiểu hội họa, tinh thông trà đạo. Nhưng vì gia đình thất thế, Triệu Phán Nhi bị đẩy vào kỹ phường để học múa, học đàn. Sau khi kiếm đủ tiền chuộc thân, nàng ra ngoài mở một quán trà để lập thân, lập nghiệp.

Triệu Phán Nhi là sự kết hợp của một tiểu thư khuê các và một thương nhân tháo vát, thông minh, nên trong một ngày nàng có nhiều “gương mặt” khác nhau. Nàng luôn vui vẻ, khéo léo với khách hàng. Khi bị uy hiếp, nàng sẵn sàng cứng rắn, sát phạt. Khi cần đạt mục đích, nàng có thể đóng kịch lả lơi, ong bướm với nam nhân. Đối mặt với quan tham, nàng bình tĩnh dùng lý lẽ, kiến thức luật pháp để thương lượng. Khi bị dồn vào bước đường cùng, nàng có thể gạt bỏ sự tự tôn, sẵn sàng chịu nhục để tìm kế cứu mình, cứu người.

Triệu Phán Nhi là một nữ nhân tự lực tự cường, không mơ dựa dẫm nam nhân. Nàng có tinh thần tự do, phóng khoáng, vượt thoát khỏi những lề thói xã hội cổ hủ áp đặt lên phụ nữ. Nàng luôn cổ vũ Tôn Tam Nương và Tống Dẫn Chương, khiến họ trở nên tự tin hơn. 

Nhưng trong sâu thẳm, nàng cũng có những suy nghĩ yếu đuối, tự ti. Cố Thiên Phàm là người nhìn thấu suốt tâm tình nhi nữ của Triệu Phán Nhi. Mối tình của Triệu Phán Nhi và Cố Thiên Phàm cũng mang tinh thần của tình yêu nam nữ thời hiện đại. Họ đã vượt qua lễ giáo phong kiến để đến với nhau, mặt khác họ luôn tôn trọng sự lựa chọn của nhau, giúp nhau cùng phát triển. Hình tượng chính nhân quân tử Cố Thiên Phàm được biên kịch xây dựng rất hấp dẫn. Bề ngoài chàng lạnh lùng, hay nói những lời sắc lạnh “trúng tim đen”, nhưng bên trong là một trái tim nhân hậu, ấm áp.

Thay vì xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong sáng, thánh thiện, đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến nam nhân tương tàn để có được, "Mộng hoa lục" khắc họa dân nữ thời Tống, thông minh, tháo vát, có ý chí tự lực, tự cường. Nhân vật trong "Mộng hoa lục" rất đời, không phải tuýp nhân vật “người giời” khiến khán giả không với tới được.

"Mộng hoa lục" được biên kịch Trương Nguy cải biên từ bộ hí kịch kinh điển Triệu Phán Nhi phong nguyệt cứu phong trần của nhà viết kịch Quan Hán Khanh. Dưới tài dàn dựng của đạo diễn, biên kịch nổi tiếng Trung Quốc Dương Dương, "Mộng hoa lục" đã trở thành một tác phẩm truyền hình (dài 40 tập) vừa mang vẻ đẹp cổ điển, vừa thấm đẫm tinh thần hiện đại, mặt khác vẫn giàu giá trị thẩm mỹ và tư tưởng. 

Văn hóa

Sớm lập bảo tàng về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Văn hóa - Thể thao

Sớm lập bảo tàng về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 26.12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức Hội thảo Khoa học “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”. Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, cần sớm lập bảo tàng xứng đáng với tầm vóc và cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây sẽ là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Lan tỏa văn hóa Việt trên quê hương Phật pháp
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa văn hóa Việt trên quê hương Phật pháp

Ẩm thực, chữ viết và trang phục là những thứ quan trọng nhất để nhận diện cũng như kết nối các nền văn hóa. Và tất cả những thứ đó đều hiện diện ở Thiền viện Trúc Lâm - ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Sri Lanka. Mới được xây dựng cách đây 4 năm, nhưng Thiền viện Trúc Lâm giờ đây không chỉ là nơi tu tập thiền định mà còn trở thành điểm giới thiệu, lan tỏa văn hóa Việt Nam.

Nhiều bạn trẻ hứng thú với đề tài cách mạng, lịch sử
Văn hóa - Thể thao

Nhiều bạn trẻ hứng thú với đề tài cách mạng, lịch sử

Trong Lễ trao giải Cuộc thi viết về “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip với chủ đề “Lịch sử Việt Nam” năm 2024 diễn ra tại Hà Nội, ngày 23.12, nhiều cây viết trẻ đã giành giải cao với các tác phẩm viết về tinh thần cách mạng như “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” hay “Thép đã tôi thế đấy”.

Tô đậm trang sử vẻ vang của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tô đậm trang sử vẻ vang của dân tộc

Từ những trang văn thơ kháng chiến đến tác phẩm sân khấu, điện ảnh đi cùng năm tháng, hình tượng người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là đề tài đồ sộ trong văn học nghệ thuật. Bằng tình yêu, cảm hứng sáng tạo, các thế hệ văn nghệ sĩ… đã tái hiện chân thực, sinh động và hào hùng về người lính Cụ Hồ, góp phần tô đậm trang sử vẻ vang của dân tộc.