Mở cửa Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Sáng 6.7, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã chính thức mở cửa đón khách tham quan thử nghiệm nhân dịp tưởng niệm 56 năm ngày mất của Đại tướng (6.7.1967 - 6.7.2023).

Tới dự có: Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng LLVT Nhân dân, Đại tướng Phạm Văn Trà. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.

Mở cửa Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh -0
Đại tướng Phạm Văn Trà và các đại biểu tham quan nội dung trưng bày tại Bảo tàng 

Năm 2020, theo nguyện vọng của gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và được sự đồng thuận của Thành ủy, UBND TP. Hà Nội về việc nâng cấp Nhà Lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thành Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhằm tôn vinh, tri ân công lao của lãnh tụ Hồ Chí Minh, các nhà cách mạng tiền bối và cá nhân Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, góp phần tuyên truyền giáo dục lịch sử, truyền thống cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên, các lực lượng vũ trang và du khách đến thủ đô Hà Nội.

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội được UBND TP. Hà Nội cấp giấy phép số 5764/QĐ-UBND, ngày 30.12.2020. Bảo tàng có trụ sở tại số 81 Tân Nhuệ, phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Mở cửa Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh -0
Ảnh chụp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đang đọc sách tại căn cứ chiến khu C được trưng bày tại Bảo tàng

Phát biểu tại sự kiện, Giám đốc Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tá Phạm Văn Phi cho biết, ngay sau khi có quyết định thành lập, gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã triển khai làm thủ tục xin cấp phép xây dựng Bảo tàng.

“Kiến trúc nhà Bảo tàng được thiết kế dựa theo nguyên mẫu ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, Hà Nội từ ký ức của các thành viên trong gia đình Đại tướng. Đây là ngôi nhà Đại tướng và gia đình đã ở trong giai đoạn 1958 - 1986 với nhiều kỷ niệm sâu sắc. Tại ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, gia đình Đại tướng nhiều lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và cũng là nơi diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị ngày 6.8.1964 để bàn về sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, Đại tá Phạm Văn Phi thông tin.

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có tổng diện tích 500m2, gồm diện tích trưng bày, phòng hội thảo, phòng chiếu phim, đọc sách. Ngoài ra còn có văn phòng, kho, công trình phụ trợ, sân, vườn.

Mở cửa Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh -0
Tượng đồng mô phỏng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và bà Nguyễn Thị Định tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam năm 1965

Hệ thống trưng bày của Bảo tàng ngoài không gian khánh tiết còn gồm 8 chủ đề: Quê hương - Cách mạng miền Trung; Việt Bắc; Xây dựng Quân đội; Xây dựng hòa bình ở miền Bắc; Cách mạng miền Nam; Ngày 6.7; Tấm lòng những người ở lại; Gia đình - hành trình tiếp nối. Ngoài ra còn có các tiểu chủ đề về Bình Trị Thiên khói lửa, Nông nghiệp, Đối ngoại, Văn hóa văn nghệ, Thể thao, Ông tướng du kích, Vì hòa bình mà đánh...

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh lưu giữ và trưng bày hơn 670 hình ảnh, tài liệu, hiện vật; 23 pho tượng đồng gắn với những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng; 2 không gian tái hiện là phòng làm việc trước đây của Đại tướng ở căn nhà 34 Lý Nam Đế và lán làm việc tại Trung ương Cục miền Nam. Ngoài ra, còn có trên 100 đầu sách do Đại tướng viết và các tác giả viết về Đại tướng; hệ thống phim tài liệu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng…

Mở cửa Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh -0
Từ nay đến tháng 12.2023, Bảo tàng sẽ tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước và khách tham quan để hoàn thiện nội dung trưng bày trước khi tổ chức khánh thành vào ngày 1.1.2024 nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng (1.1.1914 - 1.1.2024)

Đại tá Phạm Văn Phi cho biết thêm: “Hệ thống đai vách trưng bày được thiết kế sinh động, sử dụng chất liệu bền vững, màu sắc hài hòa, sử dụng ánh sáng chiếu rọi trọng tâm vào hình ảnh, hiện vật, giúp người xem dễ dàng cảm nhận và gần gũi như chính tính cách của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vậy”.

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh kỳ vọng trở thành không gian học hỏi và nguồn tư liệu quý báu dành cho nhiều thế hệ người dân Việt Nam, bồi đắp tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

Văn hóa

Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng

Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, "Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng" của PGS.TS Trần Thị Biển là một công trình chuyên sâu bên cạnh những nghiên cứu về điêu khắc đình làng đã được khai thác và công bố hơn 50 năm qua, nhưng tập hợp nghiên cứu về cửa võng có lẽ đây là lần đầu tiên...

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước diễn ra ngày 20.4
Văn hóa - Thể thao

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước diễn ra ngày 20.4

Sáng 10.4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Hình ảnh sẽ giới thiệu tại triển lãm
Văn hóa - Thể thao

Áo dài phụ nữ Việt Nam qua khói lửa chiến tranh

Triển lãm chuyên đề "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh" diễn ra từ ngày 12.4 - 4.5 do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Công ty TNHH Mind Group tổ chức, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh giới thiệu MV và dự án "Bond in Việt Nam
Văn hóa

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Ngày 9.4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group tổ chức ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam". MV ghi hình phần trình diễn của nhóm nhạc Bond tại Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Qua sản phẩm âm nhạc đặc biệt này, Báo Nhân Dân mong muốn lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.

 “Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại
Văn hóa

“Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại

Theo thống kê của Box Office Vietnam, đến đầu giờ sáng ngày 8.4, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã đạt hơn 81 tỷ đồng, dẫn đầu phòng vé Việt Nam. Với sức hút như hiện tại, không khó để bộ phim đạt mốc trăm tỷ, hướng đến những thành tích cao hơn.

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.