Làng Việt truyền thống trong tiến trình lịch sử

Đây là một nội dung được thảo luận tại hội thảo “Nông thôn Việt Nam - truyền thống và hiện đại”, do Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tổ chức ngày 24.11.

Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Tường, Viện Sử học, từ thời Hùng Vương, người Việt đã sống với nhau thành xóm làng, gắn bó, ràng buộc với nhau bởi quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng, cùng nhau làm ăn, đánh giặc và bảo vệ xóm làng.

“Làng Việt từ nghìn năm đã có cấu trúc khá khép kín, hầu hết được bảo vệ bằng những lũy tre dầy, kết chặt tựa như bức tường thành. Thời chiến, làng Việt hóa thân thành “làng chiến đấu”. Các nhà nghiên cứu quân sự cho rằng, trong lịch sử giữ nước của dân tộc, làng chiến đấu là hình thức đấu tranh chống xâm lược phổ biến và có truyền thống. Đây là một trong những tổ chức quân sự của nhân dân ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân. Làng Việt cũng là nơi phát triển kinh tế nông, công, thương và làm thủy lợi; nơi bảo tồn và phát triển nền văn hóa truyền thống”, PGS.TS Nguyễn Minh Tường nhấn mạnh.

Làng Việt truyền thống ở đồng bằng Bắc bộ -0
Toàn cảnh hội thảo

Theo nhiều nghiên cứu thực tế tại các làng Việt truyền thống như làng quê xứ Thanh, Hoằng Lộc, Hoằng Hóa (Thanh Hóa); các làng tả Thanh Oai, Đông Ngạc, Phú Thị, Hạ Yên Quyết (Thăng Long); các làng gốm cổ vùng Kinh Bắc, nơi đây đều có nét văn hóa chung về vật chất và tinh thần, chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng khác nhau như Nho, Phật, Đạo… với những công trình văn hóa biểu hiện cho các hệ tư tưởng ấy là đình, đền, chùa, miếu…

Các nghiên cứu cũng cho thấy sự biến đổi về phong tục tập quán ở các làng xã đồng bằng Bắc bộ, khu vực Nam bộ, về cưới hỏi, tang ma, khao vọng, khao lão, việc mua bán danh vị, việc kính biếu, thuần phong mĩ tục.

Những năm gần đây, ở làng xã trên các vùng miền đã xây dựng được quy ước mới cho thôn, làng và đã có sự kế thừa một số mặt tích cực trong hương ước như tổ chức đám cưới theo đời sống mới, đãi tiệc trong giới hạn thân mật; đám ma có cơi trầu, ấm chè cho người đến viếng; khao vọng tổ chức đơn giản với việc sửa lễ, cáo yết thành hoàng ở đình…

Làng Việt truyền thống ở đồng bằng Bắc bộ -0
Đại biểu thảo luận về hành chính nông thôn Nam kỳ và những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới

Các nghiên cứu phong tục tập quán ở làng xã đồng bằng Bắc bộ là việc làm cần thiết nhằm kế thừa những mặt tích cực và tránh những mặt hạn chế trong việc xây dựng Quy ước mới ở nông thôn hiện nay.

Hội thảo “Nông thôn Việt Nam - truyền thống và hiện đại” với 38 tham luận bao quát về nông thôn xuyên suốt các thời kỳ lịch sử Việt Nam, từ Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Lịch sử Việt Nam cận đại đến Lịch sử Việt Nam hiện đại.

Xoay quanh chủ đề nông thôn 3 miền Bắc - Trung - Nam, hội thảo đề cập đến những đặc trưng truyền thống, thách thức đối với truyền thống và chuyển biến ở nông thôn trong nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, gồm: Sự hình thành làng xã - tổ chức xã hội và tổ chức quản lý xã thôn; chính sách của Nhà nước đối với nông thôn; tổ chức sản xuất và đặc trưng kinh tế nông thôn; tổ chức an ninh và vai trò của xã thôn trong bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Hội thảo nhằm làm rõ tính truyền thống và duy trì truyền thống trong quản lý xã hội, mô hình sản xuất kinh tế, giáo dục, phong tục tập quán, tổ chức an ninh - quốc phòng... ở nông thôn Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; nhận diện tính hiện đại trong tổ chức quản lý, hoạt động kinh tế, giáo dục, văn hóa ở nông thôn Việt Nam; từ việc nhìn nhận tính truyền thống và hiện đại, làm rõ chuyển biến có tính quy luật và đóng góp của khu vực nông thôn và người nông dân với sự phát triển của đất nước trong toàn bộ tiến trình lịch sử.

Văn hóa

Nghệ thuật cảm hứng từ thi ca Mường
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật cảm hứng từ thi ca Mường

Với 40 tác phẩm hội họa - sắp đặt, triển lãm Té Tất Té Đák (Đẻ Đất Đẻ Nước) của họa sĩ Thu Trần sẽ đưa người xem đến đất Mường với bề dày văn hóa được lưu giữ từ đời sống, phong tục tập quán đến truyện kể, thi ca. 

Nữ phục dân tộc truyền thống - bức tranh rực rỡ sắc màu
Văn hóa - Thể thao

Nữ phục dân tộc truyền thống - bức tranh rực rỡ sắc màu

Không chỉ phục vụ nhu cầu mặc, trang phục còn như tác phẩm nghệ thuật sống động, kể câu chuyện về lịch sử, văn hóa, tâm hồn con người từng dân tộc, từng vùng đất. Tìm về nữ phục truyền thống của các dân tộc, nhóm dân tộc ở ba miền, đạo diễn Nguyễn Bông Mai đã tỉ mỉ ghi lại vẻ đẹp ấy và quảng bá rộng rãi tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Ba chiếc ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Ba chiếc ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật quốc gia

Ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 - 1969 được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 19.1, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định.

Xây dựng văn hóa số - nhiệm vụ chiến lược
Văn hóa

Xây dựng văn hóa số - nhiệm vụ chiến lược

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Văn hóa số không chỉ là một khái niệm mới mà còn là tư duy, phong cách sống và làm việc mới, nơi các giá trị của sáng tạo, đổi mới và kết nối được đề cao. Xây dựng văn hóa số là nền tảng thúc đẩy phát triển toàn diện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thực hiện thành công Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Hé lộ Lễ hội Xuân kỷ lục tại Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn
Văn hóa

Hé lộ Lễ hội Xuân kỷ lục tại Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn

Mỗi năm một ý tưởng độc đáo, Lễ hội Xuân tại Vinhomes Grand Park (TP.Thủ Đức) luôn là sự kiện được cư dân và du khách trông đợi. Năm nay, với chủ đề “Tết diệu kỳ”, sự kiện tiếp tục làm bùng lên sức sống khu Đông khi tôn vinh những giá trị truyền thống, tái hiện ký ức ngọt ngào của Tết cổ truyền, hứa hẹn thiết lập một kỷ lục mới cho Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.

Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan
Văn hóa - Thể thao

Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan

Từ ngày 17 - 23.1, tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông (Hà Nội), đài NHK (Nhật Bản) sẽ tổ chức sự kiện “Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan" với nhiều hoạt động đặc sắc, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khán thính giả và quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa Nhật Bản.

Nghệ thuật trong đối thoại liên ngành
Văn hóa

Nghệ thuật trong đối thoại liên ngành

Hợp tác liên ngành đã thổi làn gió mới vào nghệ thuật đương đại, tạo nên bức tranh đa sắc màu, nơi nhiều ngành nghề, loại hình cùng hòa quyện. Sự kết nối, giao thoa ấy không chỉ mở rộng biên giới sáng tạo mà còn mang đến các tác phẩm, trải nghiệm mới cho công chúng.

Mang hòa nhạc cổ điển vào giảng đường đại học
Văn hóa - Thể thao

Mang hòa nhạc cổ điển vào giảng đường đại học

“Nhạc cổ điển rất gần gũi trong đời sống, chỉ có điều chúng ta chưa có thời gian để tìm hiểu, ngẫm nghĩ. Công việc của tôi và các nghệ sĩ là đem đến câu chuyện xung quanh những bản nhạc rất nổi tiếng và quen thuộc” - nhạc trưởng Trần Nhật Minh chia sẻ trong hòa nhạc “Giao hưởng tuổi trẻ” số đầu tiên tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chiều 10.1.

Trường ca "Lũ": Cuốn sách điện tử nổi bật năm 2024
Văn hóa - Thể thao

Trường ca "Lũ": Cuốn sách điện tử nổi bật năm 2024

Tối 11.1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học năm 2024. Trường ca “Lũ” của nhà thơ Lữ Mai do Công ty Sách điện tử Waka phát hành đã được vinh danh là một trong những cuốn sách nổi bật năm 2024.