Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024: Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh

Chiều 16.5, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An đã khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024.

Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024: Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh -0
Một tiết mục trong Lễ khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen 2024. Ảnh: Đức Anh

Đây là chương trình nghệ thuật do Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2024).

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An Quách Thị Cường cho biết, từ năm 1981, một phong trào ca hát về Bác Hồ, Tổ quốc và về Đảng ra đời với tên gọi Liên hoan Tiếng hát làng Sen. Đây là một sinh hoạt văn nghệ, một hội thi nghệ thuật quần chúng truyền thống vào dịp sinh nhật Bác. Từ đó đến nay, hoạt động văn hóa này ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, trở thành ngày hội lớn, là nét đẹp sinh hoạt văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của người dân xứ Nghệ.

Thông qua Liên hoan, tỉnh Nghệ An tiếp tục bồi đắp, phát triển mạnh mẽ phong trào văn hóa, văn nghệ, sức sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ, nghệ nhân, các địa phương; góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, vì mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024: Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh -1
Tiết mục của Đoàn nghệ thuật quần chúng huyện Tân Kỳ. Ảnh: Đức Anh

Với chủ đề “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh”, Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm nay là bản hòa tấu được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước. Thông qua các chương trình nghệ thuật góp phần tuyên truyền, giáo dục và thúc đẩy thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quảng bá hình ảnh Nghệ An với cả nước và quốc tế.     

Được biết, từ cuối tháng 3 đã diễn ra Liên hoan Tiếng hát làng Sen cấp cơ sở. Liên hoan của các huyện, thành phố, thị xã được kết hợp tổ chức dưới nhiều hình thức, đa dạng về loại hình, thu hút được đông đảo diễn viên tham gia biểu diễn, khán giả đón xem và cổ vũ, tạo được sự lan tỏa sâu rộng.

Liên hoan Tiếng hát làng Sen cấp tỉnh có sự tham gia của 20 đoàn nghệ thuật quần chúng đến từ 20 huyện, thành, thị, với gần 600 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân. Lễ trao giải Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024 sẽ diễn ra vào tối 17.5 tại Quảng trường Hồ Chí Minh.

Liên hoan Tiếng hát làng Sen nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội làng Sen 2024. Lễ hội còn có chương trình Quảng diễn đường phố với chủ đề “Quê hương mùa sen nở” diễn ra trên tuyến phố đi bộ thành phố Vinh với các màn trình diễn văn hóa, di sản văn hóa nghệ thuật đầy màu sắc; triển lãm ảnh “Nghệ An làm theo lời Bác” và “Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng” tại Quảng trường Hồ Chí Minh…

Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2
Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2

Với chủ đề "Thu Hà Nội - mùa thu lịch sử", Festival hứa hẹn mang đến những trải nghiệm độc đáo, quảng bá vẻ đẹp của những danh thắng, di tích và di sản văn hóa nổi bật của Hà Nội. 

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa
Văn hóa

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa

Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam chứng kiến sự thay đổi đáng kể những năm gần đây: từ chủ yếu dựa vào sản phẩm truyền thống, tới sự chuyển dịch mạnh mẽ nhờ tích hợp công nghệ số và sáng tạo, làm nên những sản phẩm văn hóa đa dạng và hấp dẫn.

Di sản - điểm tựa của sáng tạo
Văn hóa

Di sản - điểm tựa của sáng tạo

Những giá trị truyền thống không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ đương đại; họ đang không ngừng sáng tạo, tìm tòi để đưa di sản vào nghệ thuật, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở
Văn hóa

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chủ động tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở, trong đó có việc sử dụng hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; công tác tổ chức lễ hội...

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa
Văn hóa

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa

Phát triển du lịch bốn mùa không những giúp Thừa Thiên Huế phát huy tối ưu giá trị di sản cố đô mà còn làm bật tầm vóc một trung tâm văn hóa - du lịch với nhiều thế mạnh đặc trưng.

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập
Văn hóa

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập

Đạo diễn điện ảnh, NSND Phạm Văn Khoa (1914 - 1992) có vinh dự đặc biệt khi được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập để Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào, nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2.9.1945.

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người
Văn hóa

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người

TS. CHU ĐỨC TÍNH  - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Di chúc được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị trong một thời gian dài, từ năm 1965 - 1969, vào lúc minh mẫn, sáng suốt. Người đã đi xa, nhưng bản Di chúc mãi là cương lĩnh hành động trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Lịch sử càng lùi xa, chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị, tầm vóc lớn lao của tác phẩm bất hủ này.

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập
Văn hóa

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập

Lễ Quốc khánh 2.9 mỗi năm, màu độc lập và hạnh phúc lại nhuốm rực rỡ trên con sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), khi nhân dân quê nhà và các địa phương lân cận từ mọi ngả dồn về xem đua thuyền truyền thống, vui như trẩy hội.

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại
Văn nghệ - Thể thao

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại

Chỉ với hơn một nghìn từ vô cùng ngắn gọn, sâu lắng, thấm từng điều Bác căn dặn, di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ý chí và quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của chính nghĩa và chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trong Di chúc, Người khẳng định: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Biểu tượng rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do
Văn hóa

Biểu tượng rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do

Theo PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, ngày 2.9.1945 không chỉ là một sự kiện lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do, tinh thần bất khuất của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới, xác lập vị thế quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời góp phần vào phong trào giải phóng dân tộc toàn cầu.