Hoa sen trong đời sống đương đại

Phát huy giá trị hoa sen chẳng những đóng góp vào đời sống hàng ngày của người Việt mà còn tôn lên biểu tượng tinh thần, cốt cách, bản sắc văn hóa Việt Nam.

Hiện diện trong chiều sâu văn hóa

Vẻ đẹp và giá trị của hoa sen trong đời sống văn hóa Việt một lần nữa được khẳng định tại tọa đàm “Sen trong đời sống văn hóa Việt” mới đây tại Bảo tàng Hà Nội. Theo các nhà nghiên cứu, sen là loài hoa mang tính biểu tượng của văn hóa Việt. Từ lâu, hoa sen đã hiện diện sâu trong tâm thức và là nguồn cảm hứng chưa bao giờ vơi cạn trong đời sống văn hóa, nghệ thuật dân tộc.

Tôn vinh, phát huy giá trị sen Việt -0
Thị giả cầm hoa sen, gỗ phủ sơn thế kỷ XIX.
Nguồn: Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

Trong mỗi người Việt Nam, hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính dân tộc. Hoa sen có sức sống mãnh liệt kỳ lạ: mọc trong bùn, sống trong nước và vươn lên dưới ánh mặt trời để nở hoa kết trái. Bởi vậy, hoa sen tượng trưng cho bản tính tự thích nghi, thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần vươn lên mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh của người Việt. 

Điều kiện khí hậu của Việt Nam thuận lợi cho hoa sen có mặt khắp nơi từ Bắc, Trung, Nam, gần gũi và thân thiết với mọi người, mọi lứa tuổi. Đặc biệt, hoa sen còn có ý nghĩa gắn liền với nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt. Từ truyền thống ẩm thực, các bộ phận trên cây hoa sen được biến chế thành những món ăn đặc trưng, mang đậm hương vị như: gỏi ngó sen, mứt sen, trà sen, cháo sen, bánh tráng trộn ngó sen, xôi sen, chè sen nhãn, chè sen hoa cúc, rượu sen, hạt sen, kẹo sen…

Hiện diện trong đời sống văn hóa Việt, hoa sen ngày càng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng trong cả đời sống vật chất và tinh thần. Nhà nghiên cứu nghệ thuật, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái chỉ ra thêm, sen có thể trở thành thuốc, hoa sen cũng trở thành biểu tượng trong Phật giáo của phương Đông.

Nâng tầm giá trị

Ở góc độ nghệ thuật, TS Trần Hậu Yên Thế, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết từ lâu hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật, trong đó có mỹ thuật. Ở Việt Nam, đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình, hầu như ở thời nào cũng được nghệ nhân thể hiện trong các đồ án trang trí của nơi thờ tự hoặc ở các công trình văn hóa của cộng đồng.

Tôn vinh, phát huy giá trị sen Việt -0
Hình tượng cây hoa sen xuất hiện nhiều trong các đồ gốm cổ. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh

Hình tượng hoa sen được khai thác, phản ánh dưới nhiều góc độ bố cục khác nhau, xuất hiện hằng xuyên theo chiều dài của lịch sử dân tộc qua những công trình kiến trúc, mỹ thuật. Có thể kể đến: hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử (Quảng Ninh); Thống gốm hoa nâu khai quật được ở đền Trần (Nam Định); bia thời Trần ở chùa Sùng Thiên tự (Vĩnh Phúc)… cùng nhiều họa tiết trang trí, dáng gốm tại các đình, chùa...

“Hoa sen được rất nhiều nền văn hóa của các quốc gia lựa chọn để đưa vào đời sống nghệ thuật, tín ngưỡng. Ở Việt Nam, trên mọi vùng miền, hoa sen là cảm hứng trong nhiều loại hình nghệ thuật sáng tác từ xưa, qua nghệ thuật chạm khắc, tạo hình bởi bàn tay khéo léo của người thợ. Sang đến thời nay, sen vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ Việt”, TS. Trần Hậu Yên Thế khẳng định.

Yêu sen, nghiên cứu về hoa sen và tìm cách lan tỏa những giá trị từ sen là cách mà nhà sưu tập Nguyễn Thị Thanh Tâm đã làm trong nhiều năm qua. Bộ sưu tập của bà hiện có 433 sản phẩm về sen, trong đó có 258 tranh sơn dầu, sơn mài, đá quý, gốm sứ; 106 lọ hoa, đồ dùng, đồ trang trí chủ đề hoa sen; 69 bức thư pháp hoa sen và câu đối. Điều này góp phần minh chứng cho sự phong phú của hình tượng hoa sen trong đời sống văn hóa Việt.

Tôn vinh, phát huy giá trị sen Việt -0
Một bộ sưu tập thời trang lấy chủ đề sen

“Trong hơn 20 năm qua, tôi đã tổ chức nhiều triển lãm, sự kiện để quảng bá nét đẹp của hoa sen. Càng làm, càng nghiên cứu về sen tôi càng nhận thấy đây là mảng đề tài hấp dẫn và còn nhiều điều ý nghĩa có thể tiếp tục thực hiện. Qua đó, khẳng định và tôn vinh hoa sen cũng như phát lộ những tiềm năng còn bỏ ngỏ, để phát huy hơn nữa giá trị hoa sen trong đời sống hôm nay”, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm chia sẻ.

Văn hóa

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước diễn ra ngày 20.4
Văn hóa - Thể thao

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước diễn ra ngày 20.4

Sáng 10.4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Hình ảnh sẽ giới thiệu tại triển lãm
Văn hóa - Thể thao

Áo dài phụ nữ Việt Nam qua khói lửa chiến tranh

Triển lãm chuyên đề "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh" diễn ra từ ngày 12.4 - 4.5 do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Công ty TNHH Mind Group tổ chức, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh giới thiệu MV và dự án "Bond in Việt Nam
Văn hóa

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Ngày 9.4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group tổ chức ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam". MV ghi hình phần trình diễn của nhóm nhạc Bond tại Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Qua sản phẩm âm nhạc đặc biệt này, Báo Nhân Dân mong muốn lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.

 “Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại
Văn hóa

“Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại

Theo thống kê của Box Office Vietnam, đến đầu giờ sáng ngày 8.4, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã đạt hơn 81 tỷ đồng, dẫn đầu phòng vé Việt Nam. Với sức hút như hiện tại, không khó để bộ phim đạt mốc trăm tỷ, hướng đến những thành tích cao hơn.

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.