Hàng trăm tăng ni sinh tham gia đại lễ Vu lan báo hiếu

Thực hiện Thông bạch của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tối 27.8, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã long trọng tổ chức chương trình đại lễ Vu lan báo hiếu Phật lịch 2567, dương lịch 2023 và lễ “Bông hồng cài áo”.

Hàng trăm tăng ni sinh tham gia đại lễ Vu lan báo hiếu -0
Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Hòa thượng Thích Thanh Quyết tổ chức lễ Vu lan báo hiếu trang trọng hàng năm. Ảnh: BTC

Chương trình nhằm tưởng nhớ các bậc tiền bối hữu công với Đạo với Đời, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân giữ gìn nền độc lập, tự do của Tổ quốc, tưởng nhớ cửu huyền thất tổ và tứ ân phụ mẫu đã quá vãn.

Tại chương trình, với sự tham gia của các tăng ni sinh hành giả an cư thuộc các khối lớp Học viện Phật giáo Việt Nam và hàng nghìn Phật tử đã cùng niệm Phật cầu gia hộ, phút nhập từ bi quan; dâng hoa cúng dàng; thực hiện nghi nhiễu đàn niệm Phật.

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thanh Đạt, Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Đường chủ kiêm Giám luật Hạ trường Sóc Thiên Vương cũng thuyết giảng về ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu.

Hàng trăm tăng ni sinh tham gia đại lễ Vu lan báo hiếu -0
Dâng hoa cúng dàng trong Lễ Vu lan báo hiếu

Hòa thượng Thích Thanh Đạt cho biết, theo truyền thống Phật giáo nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, Lễ Vu lan báo hiếu - cầu siêu phả độ gia tiên là hoạt động tâm linh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nghi lễ này thể hiện lòng hiếu kính hướng về tổ tiên, đó là tinh thần báo đáp “Tứ trọng ân” trong Phật giáo cũng như “Uống nước nhớ nguồn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc từ bao đời nay.

"Xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ, Lễ Vu lan ngày nay không đơn thuần là ngày lễ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng, mà còn là ngày lễ của tình yêu thương và tấm lòng hiếu hạnh. Trải qua hàng nghìn năm, Lễ Vu lan đã khắc sâu trong tâm trí của người Việt, với đạo lý uống nước nhớ nguồn, trở thành "ngày hội hiếu" của tín đồ Phật tử và nhiều người ngoại đạo", Hòa thượng Thích Thanh Đạt khẳng định.

Hàng trăm tăng ni sinh tham gia đại lễ Vu lan báo hiếu -0
Một phật tử được thực hiện nghi lễ "Bông hồng cài áo"

Cũng tại chương trình, các tăng ni, Phật tử đã thực hiện nghi lễ “Bông hồng cài áo”. Hình ảnh hoa hồng không chỉ là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, mà nó còn biểu tượng cho tình yêu cao quý của những người con đối với cha mẹ...

Văn hóa

Gia đình phải thực sự là tổ ấm để trẻ em được phát triển, người già được chăm sóc, nuôi dưỡng. Nguồn: baodantoc.vn
Văn hóa - Thể thao

Xây dựng gia đình văn hóa thực chất, không chạy theo thành tích

PGS.TS ĐẶNG THỊ HOA, Viện trưởng Viện Tâm lý học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng, trong bối cảnh đời sống hiện đại, định hướng xây dựng gia đình văn hóa có những điểm phải thay đổi, cập nhật. Các gia đình văn hóa được công nhận và vinh danh phải là những gia đình thực sự tiêu biểu.

Toàn cảnh hội thảo
Văn hóa

Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21.12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt

“Tết là nhất - 100 từ vựng đầu đời” là cuốn sách từ vựng chủ đề ngày Tết được sáng tác bởi tác giả Thư Nhiên và minh họa bởi họa sĩ Thùy Cốm, mới được Crabit Kidbooks và Nhà xuất bản Hà Nội ra mắt, hứa hẹn sẽ là món quà năm mới ý nghĩa với trẻ nhỏ.

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc
Văn hóa - Thể thao

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc

Từ nét vẽ tinh tế trên giấy dó, đến những mảng màu rực rỡ, mang đậm nét văn hóa dân gian… mỗi tác phẩm như một câu chuyện riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân, đồng thời tạo nên một tổng thể hài hòa và giàu cảm xúc.

Từ khi thành lập, Quân đội ta luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân
Văn hóa

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của Nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Ngoài lợi ích của Nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác”.

Nghệ sĩ tài năng, hào hoa - nhà lãnh đạo văn nghệ thông tuệ, xuất sắc
Văn hóa - Thể thao

Nghệ sĩ tài năng, hào hoa - nhà lãnh đạo văn nghệ thông tuệ, xuất sắc

PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

Nguyễn Đình Thi là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam hiện đại, nổi trội ở sự thông tuệ, đa tài, xuất sắc, đặc sắc ở nhiều lĩnh vực, cả sáng tạo văn hóa và lãnh đạo văn hóa.

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 18.12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).