Hài hòa bảo vệ bản quyền và lan tỏa sản phẩm sáng tạo

Không gian số đang là nền tảng đưa sản phẩm văn hóa, sáng tạo đến với cộng đồng, nhưng cũng là môi trường thuận lợi cho các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc bảo vệ bản quyền cần quan hơn tới sự hài hòa giữa các bên sáng tạo, khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ tác phẩm.

Thay đổi mạnh mẽ công nghiệp sáng tạo 

Tại Báo cáo Nghiên cứu thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực văn hóa và sáng tạo tại Việt Nam được thực hiện từ tháng 7 - 10.2022, TS. Lê Tùng Sơn, giảng viên Bộ môn Sở hữu trí tuệ, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng như việc chuyển đổi số mạnh mẽ đã mang lại những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới nói chung và trong ngành công nghiệp sáng tạo toàn cầu nói riêng. Những tác động này đã gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng sản phẩm văn hóa, sáng tạo ở dạng truyền thống và thay vào đó là sự phát triển của các sản phẩm văn hóa được tạo ra trên nền tảng số.

Một số nền tảng tiêu biểu như Netflix tăng lên 203 triệu người đăng ký vào năm 2021; Youtube đã tăng lên 7 triệu kênh mới vào cuối năm 2020, nâng tổng số kênh từ 30 triệu năm 2019 lên 37 triệu năm 2020; truyện tranh số Webtoon có 680 triệu người dùng (tính đến tháng 6.2020) với 16,5 triệu độc giả hàng ngày...

Có nhiều nền tảng được tạo ra và khai thác trên quy mô toàn cầu, tạo cơ hội để các chủ thể sáng tạo có thể phân phối, cũng như thực hiện thương mại hóa tài sản trí tuệ là sản phẩm văn hóa, sáng tạo xuyên quốc gia. Chẳng hạn, web 3.0 cùng với những nền tảng công nghệ hỗ trợ như Etsy, Shopify... cho phép các nghệ sĩ trực quan, họa sĩ vẽ tranh minh họa bán hàng hóa với tác phẩm nghệ thuật của mình, các nhạc sĩ có thể kinh doanh bản nhạc bao gồm cả những bản gốc của họ trên nền tảng được cấp phép như Epidemic Sound...

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan diễn ra ngày càng phổ biến và trong hầu hết lĩnh vực thuộc các ngành công nghiệp văn hóa như: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật nhiếp ảnh, xuất bản, thiết kế... xâm phạm các quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm, gây thiệt hại cho các chủ thể sáng tạo.

Trong sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là xu thế chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tại Việt Nam, các sản phẩm văn hóa sáng tạo lên môi trường số cũng tăng nhanh thời gian gần đây, kèm theo tình trạng vi phạm bản quyền ngày càng phức tạp.

Cân bằng lợi ích giữa người sở hữu sản phẩm sáng tạo và công chúng - Ảnh: hanoimoi.com.vn
Cân bằng lợi ích giữa người sở hữu sản phẩm sáng tạo và công chúng
Ảnh: hanoimoi.com.vn

Áp dụng công nghệ để bảo vệ bản quyền

Bản quyền và bảo vệ bản quyền là yếu tố sống còn với những người làm trong lĩnh vực sáng tạo. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số có nhiều thay đổi, Chủ tịch CLB Doanh nhân sáng tạo (VCE Club) Lê Quốc Vinh cho rằng, bảo hộ bản quyền như thế nào là điều cần quan tâm: “Bản quyền được tôn trọng sẽ thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, nhưng điều này cũng hạn chế phổ biến sản phẩm sáng tạo, thậm chí nhiều người khó tiếp cận. Có thể thấy, sản phẩm truyền thông số đưa lên nền tảng thu phí, lượt người dùng ít hơn hẳn so với nền tảng miễn phí. Điều này cũng thôi thúc nhiều người sẵn sàng copy, đánh cắp bản quyền để khỏi trả phí”.

Hiện nay, hầu hết sản phẩm sáng tạo đều có thể số hóa và phân phối nội dung số để vừa mang lại lợi ích cho người sáng tạo, vừa phục vụ cộng đồng. Chẳng hạn, các nền tảng số giúp phân phối sản phẩm sáng tạo có bản quyền với chi phí rẻ giúp nhiều người có thể tiếp cận, thụ hưởng. Nhiều người đã trả tiền để xem phim có bản quyền trên truyền hình trả tiền qua internet, hay dùng sách nói, sách điện tử... có bản quyền. Đại diện Fonos, đơn vị cung cấp sách nói tại Việt Nam cho biết mức độ tăng trưởng khoảng 20 - 30%/tháng, cho thấy nếu các giải pháp sử dụng đúng đắn, việc bảo hộ tác quyền tác giả có thể thực hiện được mà không cản trở sự tiếp cận tác phẩm của công chúng. Các kênh phân phối nội dung số với mức phí phù hợp cũng thu hút công chúng quay lại với các sản phẩm có bản quyền, sẵn sàng trả phí cho chất lượng và giá trị nhận được.

Trong không gian số, nhiều đơn vị cũng tạo ra các trải nghiệm mới, cung cấp nội dung miễn phí, thu hút khán giả, nhưng tạo ra nguồn thu vô cùng lớn từ khai thác thương mại. Nhiều chuyên gia cho rằng, đó cũng là giải pháp thú vị để khai thác bản quyền tác giả và xu thế này ngày càng gia tăng.

“Thu phí bản quyền kiểu mới là câu chuyện cần tính toán, để công chúng tiếp cận sản phẩm sáng tạo một cách dễ nhất, với mức phí phù hợp” - ông Lê Quốc Vinh nhận định. Nhưng để làm điều đó, cần áp dụng công nghệ hiện đại để bảo vệ và ngăn chặn hành vi xâm phạm bản quyền, nhanh chóng phát hiện, xử lý hành vi vi phạm. Khi đưa âm nhạc lên không gian số, nhiều người cho rằng ra CD, DVD mới có thể bảo hộ bản quyền tốt. Nhưng tới nay, các tác phẩm đưa lên nền tảng số uy tín đều được bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ với hệ thống công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện đại...

Để bảo đảm việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa, sáng tạo, TS. Lê Tùng Sơn cho rằng, yếu tố tiên quyết là cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sản phẩm sáng tạo với chủ thể hưởng thụ, để chủ sở hữu các sản phẩm sáng tạo thu được những lợi ích về mặt vật chất và tinh thần, trong khi đó công chúng có thể được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm văn hóa, sáng tạo. Vấn đề đặt ra là thiết lập cơ chế trả phí công bằng đối với việc sử dụng các sản phẩm này. Cùng với đó, cần thúc đẩy vai trò của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả làm cầu nối trung gian liên kết các chủ sở hữu các sản phẩm sáng tạo và cộng đồng - một giải pháp để cân bằng lợi ích cho các chủ thể này.

Văn hóa

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.

Người “tái sinh” những gốc tre già
Văn hóa

Người “tái sinh” những gốc tre già

Với nụ cười thân thiện, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ kể về hành trình làm nghề điêu khắc gốc tre; vừa nói, đôi bàn tay ông thoăn thoắt dùi, đục, như muốn chứng minh rằng từ những gốc tre bị bỏ đi, dưới bàn tay sáng tạo có thể “tái sinh” thành những tác phẩm nghệ thuật giá trị, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa Việt Nam.

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh
Văn hóa

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh

Hàng trăm bức ảnh về 11 khu vườn lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh và Bảo tàng vườn Trung Quốc đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, nằm trong chương trình hợp tác văn hóa giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh.