Giữ nét đẹp mừng tuổi đầu xuân

Theo các nhà nghiên cứu, lì xì ngày Tết xuất phát từ tầng lớp buôn bán. Sau một năm buôn may bán đắt, nhà buôn dành ra một phần lợi nhuận để biếu người già và cho trẻ nhỏ vào đầu năm mới.

Tục mừng tuổi đã trở thành nét văn hóa của người Việt từ xa xưa. Trong Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính viết: “Cúng gia tiên xong thì con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu, mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi. Khách tới chơi chúc Tết cũng được chủ nhà mừng tuổi hoặc ngược lại”.

Giữ nét đẹp mừng tuổi đầu xuân -0
Mừng tuổi đầu năm mới là phong tục đẹp, thể hiện sự yêu trẻ, kính già và ước mong một năm mới. Ảnh: TCCT

Theo nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Bùi Xuân Đính, lì xì ngày Tết thực chất xuất phát từ tầng lớp buôn bán. Sau một năm buôn may bán đắt, nhà buôn dành ra một phần lợi nhuận để biếu người già và cho trẻ nhỏ vào đầu năm mới. Bởi vậy, tiền mừng tuổi còn gọi là tiền "mở hàng", "phát vốn"…

Ở các vùng nông thôn xưa thường không có tục mừng tuổi, vì rất ít nhà buôn. Người lớn đến chúc Tết nhà ai, sau lời chúc gia chủ, thường xoa đầu đứa trẻ, chúc cho chúng năm mới hay ăn chóng lớn, học hành tiến bộ. Sau này, đời sống dân cư khá giả nên tục mừng tuổi mở rộng đến hầu hết gia đình, không chỉ trong nhà buôn.

Thông thường, tiền mừng tuổi được đặt vào chiếc phong bao nhỏ màu đỏ, là tiền mới. Số tiền không đặt nặng giá trị mà chủ yếu mang ý nghĩa tượng trưng cho hy vọng, may mắn, cát tường và thịnh vượng suốt cả năm. Cả người nhận và trao lì xì đều trao nhau sự vui vẻ ngày đầu năm mới, để trẻ em hay ăn chóng lớn, học giỏi, người già được mừng thọ, sức khỏe dồi dào.

PGS.TS Bùi Xuân Đính nhớ lại, thời xưa mừng tuổi hầu như chỉ có đồng 5 xu hoặc 1 hào, là đồng tiền có mệnh giá rất nhỏ chứ không phải tiền trăm, tiền triệu như bây giờ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, tiền mừng tuổi trong nhiều trường hợp cũng không đơn thuần thay cho những lời chúc tốt đẹp đầu năm, mà mừng tuổi đầu xuân còn ngầm chứa nhiều mục đích, toan tính cá nhân sâu xa.

Thực tế hiện nay còn có mừng tuổi bằng mã QR. PGS.TS Bùi Xuân Đính cho rằng, đứng trước hiện tượng này khó có thể đánh giá là tiêu cực hay tích cực. Tuy nhiên, sự tiện lợi thấy ngay được là người mừng tuổi không cần chuẩn bị tiền mới, phong bao, cũng không cần đến tận nhà mà vẫn mừng tuổi được cho người già, con trẻ.

Mặc dù tiện lợi nhưng với cách làm như vậy nét đẹp ngày xuân chưa hẳn trọn vẹn. Bởi lẽ, cùng với việc mừng tuổi, trao bao lì xì, người ta còn gửi gắm lời nhắn nhủ, động viên con cháu, chúc tụng người già… là những điều mang ý nghĩa tinh thần rất lớn. Chưa kể, việc mừng tuổi qua tài khoản cá nhân cũng khó tránh khỏi bị lợi dụng, trở thành nơi để trao đổi, buôn danh, lợi.

"Mừng tuổi đầu năm mới là phong tục đẹp, thể hiện sự yêu trẻ, kính già và ước mong một năm mới. Giữ tục mừng tuổi cũng là giữ nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, cần cởi bỏ những đắn đo nặng nhẹ về vật chất mà chú ý đến tính biểu trưng của tục mừng tuổi, để người tặng và người nhận đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong năm mới", PGS.TS Bùi Xuân Đính nói. 

Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2
Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2

Với chủ đề "Thu Hà Nội - mùa thu lịch sử", Festival hứa hẹn mang đến những trải nghiệm độc đáo, quảng bá vẻ đẹp của những danh thắng, di tích và di sản văn hóa nổi bật của Hà Nội. 

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa
Văn hóa

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa

Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam chứng kiến sự thay đổi đáng kể những năm gần đây: từ chủ yếu dựa vào sản phẩm truyền thống, tới sự chuyển dịch mạnh mẽ nhờ tích hợp công nghệ số và sáng tạo, làm nên những sản phẩm văn hóa đa dạng và hấp dẫn.

Di sản - điểm tựa của sáng tạo
Văn hóa

Di sản - điểm tựa của sáng tạo

Những giá trị truyền thống không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ đương đại; họ đang không ngừng sáng tạo, tìm tòi để đưa di sản vào nghệ thuật, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở
Văn hóa

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chủ động tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở, trong đó có việc sử dụng hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; công tác tổ chức lễ hội...

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa
Văn hóa

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa

Phát triển du lịch bốn mùa không những giúp Thừa Thiên Huế phát huy tối ưu giá trị di sản cố đô mà còn làm bật tầm vóc một trung tâm văn hóa - du lịch với nhiều thế mạnh đặc trưng.

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập
Văn hóa

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập

Đạo diễn điện ảnh, NSND Phạm Văn Khoa (1914 - 1992) có vinh dự đặc biệt khi được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập để Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào, nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2.9.1945.

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người
Văn hóa

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người

TS. CHU ĐỨC TÍNH  - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Di chúc được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị trong một thời gian dài, từ năm 1965 - 1969, vào lúc minh mẫn, sáng suốt. Người đã đi xa, nhưng bản Di chúc mãi là cương lĩnh hành động trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Lịch sử càng lùi xa, chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị, tầm vóc lớn lao của tác phẩm bất hủ này.

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập
Văn hóa

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập

Lễ Quốc khánh 2.9 mỗi năm, màu độc lập và hạnh phúc lại nhuốm rực rỡ trên con sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), khi nhân dân quê nhà và các địa phương lân cận từ mọi ngả dồn về xem đua thuyền truyền thống, vui như trẩy hội.

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại
Văn nghệ - Thể thao

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại

Chỉ với hơn một nghìn từ vô cùng ngắn gọn, sâu lắng, thấm từng điều Bác căn dặn, di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ý chí và quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của chính nghĩa và chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trong Di chúc, Người khẳng định: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Biểu tượng rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do
Văn hóa

Biểu tượng rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do

Theo PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, ngày 2.9.1945 không chỉ là một sự kiện lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do, tinh thần bất khuất của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới, xác lập vị thế quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời góp phần vào phong trào giải phóng dân tộc toàn cầu.