Độc đáo kỳ quan ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Hùng tráng, kỳ vĩ mà tuyệt đẹp là cảm nhận của hầu hết du khách đã từng đặt chân tới Mù Cang Chải, ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp quanh những sườn đồi. Đứng trước công trình tuyệt tác này mới thấy cảm phục biết bao sự cần cù, sáng tạo, ý chí vươn lên và khát vọng chinh phục tự nhiên của đồng bào H’Mông nơi đây.

Kỳ quan từ bàn tay con người

Ngày 18.10.2007, những thửa ruộng bậc thang độc đáo ở Mù Cang Chải, Yên Bái chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là danh thắng quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng và đáng nhớ đối với người dân vùng núi cao Tây Bắc. Bằng bàn tay, khối óc và sự cần cù, qua thời gian đồng bào người H’Mông đã làm nên một di sản văn hóa. Để giờ đây du khách thập phương có cơ hội được ngắm nhìn và trải nghiệm thực tế về việc làm thế nào đồng bào nơi đây có thể biến những đồi núi hoang sơ, khô cằn sỏi đá thành những kỳ quan độc đáo.

Mù Cang Chải thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vỹ, có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai chủ yếu là đất feralit vàng đỏ cho nên người H’Mông không thể trồng lúa theo phương thức nương rẫy. Mà thay vào đó họ phải tận dụng những quả đồi thấp, có diện tích rộng, độ dốc vừa phải, tận dụng được cả nước mưa và nước suối dẫn từ độ cao tràn xuống ruộng thấp để khai khẩn ruộng bậc thang. Do độ dốc lớn, ruộng bậc thang có chiều ngang hẹp, chỉ vài đường bừa, độ chênh từ thửa ruộng trên với thửa ruộng dưới từ 1- 1,5m, mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân lúa phải đồng đều, sao cho khi có nước vào thì cả thửa ruộng (một bậc thang) đều cân bằng. Vì vậy, khi san ruộng, người H’Mông dùng cuốc bướm cào thành bờ đất, dùng chân dẫm và dùng gáy cuốc đập mạnh nén chặt bờ ruộng (bờ ruộng cao hơn mặt ruộng và rộng từ 20- 25 cm). Các điểm đón nước cho ruộng được lấy từ các nguồn khe phía trên, nếu phải đi qua điểm trũng thì dùng cây to chẻ đôi, khoét ruột làm máng dẫn nước, nếu đi qua đường thì xếp đá tạo mặt bằng. Trong cách chia nước, người H’Mông xẻ nước từ bờ trên xuống bờ dưới theo cách so le - thửa đầu xẻ đầu bờ thì thửa dưới phải xẻ ở giữa bờ, thửa kế tiếp xẻ đường nước thoát ở cuối bờ nhằm tránh khi trời mưa, nước lũ không tạo dòng chảy mạnh gây vỡ bờ và rửa trôi hết màu… Dần dần, năm này qua năm khác, thế hệ này qua thế hệ khác đã tạo nên cho Mù Cang Chải một vùng ruộng bậc thang rộng lớn ngút tầm mắt.

Nhờ bàn tay lao động cần cù, ý chí vươn lên, không ngại khó khăn, gian khổ, trải qua hàng trăm năm người dân Mù Cang Chải đã tạo nên một kỳ quan độc đáo cho đất nước. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã trở thành "tác phẩm điêu khắc" khổng lồ, một kỳ quan, danh thắng quốc gia. Ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp - một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp cùng với những lễ hội văn hoá cổ truyền như mừng cơm mới, hội Gầu tào, đánh pao, bắn nỏ... Những nét văn hóa đặc sắc vùng cao đã tạo nên một Mù Cang Chải đẹp và hấp dẫn trong lòng du khách mỗi khi đến nơi đây.

Nét đẹp đặc trưng của vùng cao Tây Bắc

Từ trên đỉnh núi cao, du khách có thể phóng tầm mắt của mình xuống các thửa ruộng bậc thang uốn lượn mềm mại dưới chân những dãy núi xanh mờ  sẽ cảm nhận được sự phóng khoáng, kỳ vỹ và tuyệt đẹp của cảnh sắc nơi đây. Hơn nữa, với địa hình nơi này là núi cao, vực sâu, cắt xẻ nhiều nên mỗi “thửa ruộng - mâm xôi” đều được xen giữa các khe nước lớn nhỏ, trập trùng là những rừng thông bạt ngàn. Cứ thế, ruộng, rừng, khe, suối... tầng tầng, lớp lớp xếp lên nhau. Nếu đến đây vào mùa hạ sẽ nhìn thấy những “mâm xôi xanh” của lúa thời con gái đang thì mơn mởn. Còn vào mùa thu thì nơi đây trở thành một “mâm xôi vàng” rực rỡ đang nhấp nhô theo những đợt gió từ rừng già đưa tới. Đứng ở mỗi vị trí lại đem đến cho chúng ta những dư vị khác nhau. Nếu đang ở chân đồi thì không khỏi nao lòng khi nhìn ngắm những thửa ruộng bậc thang trải ngút tầm mắt như những bậc thang khổng lồ nối tiếp nhau leo lên đến tận trời xanh.

Ra đời trong sự nghèo khó, xuất phát từ một nơi xa xôi, hẻo lánh nhưng hiện nay những ruộng lúa bậc thang ở Mù Cang Chải không chỉ thu hút sự quan tâm của người dân trong nước mà những du khách nước ngoài đang dành sự chú ý đặc biệt tới nơi đây. Sản phẩm du lịch này đang được quảng bá mạnh mẽ, không chỉ xuất hiện trên những thước phim phóng sự mà ta còn thấy chúng được trưng bày trong những triển lãm tranh qua ống kính của những nhà nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Thế nhưng, những bức ảnh hay những thước phim đó hẳn không thể lột tả được hết vẻ đẹp của Mù Cang Chải bằng việc được tận mắt ngắm nhìn.

Hiện nay, 500ha ruộng bậc thang được xếp hạng di tích cấp quốc gia đã được huyện Mù Cang Chải bảo tồn nguyên trạng. Với đôi bàn tay cần cù của mình, người dân nơi đây đang góp phần quảng bá một Việt Nam hùng vỹ mà nên thơ ra với bạn bè thế giới.

Văn hóa

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.