Đoàn đại biểu Phật giáo An Nam Tông và kiều bào tại Thái Lan ấn tượng về chuyến thăm chùa Ba Vàng

Từ ngày 28.11 - 4.12, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức đón Đoàn đại biểu Hội đồng Tăng già Phật giáo Thái Lan, Phật giáo An Nam Tông Thái Lan và đại diện kiều bào tại Thái Lan sang thăm Việt Nam. 

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đại biểu Phật giáo An Nam Tông và đại diện Phật tử Thái Lan đã được Thượng tọa Thích Thanh Huân, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin - Văn hóa, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tháp tùng tới thăm chùa Ba Vàng (TP. Uông Bí, Quảng Ninh) vào ngày 2.12.

Đoàn đại biểu Phật giáo An Nam Tông và đại diện kiều bào tại Thái Lan ấn tượng về chuyến thăm chùa Ba Vàng -0
Toàn cảnh lễ đón tiếp tại chùa Ba Vàng

Được sự phân công của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, theo sự chỉ dặn của Thầy Trụ trì Thích Trúc Thái Minh (đang có chuyến hoằng Pháp tại Đài Loan) và sự cắt cử của đại Tăng, buổi lễ đón tiếp đoàn đã được Đại đức Thích Trúc Bảo Tuệ - Trưởng ban Quản chúng Chùa Ba Vàng cùng chư Tăng, Phật tử của chùa tổ chức chu đáo, trọng thể. Chương trình diễn ra trong không khí thắm tình đạo pháp.

Đoàn đại biểu vô cùng hoan hỷ khi được xem những thước phim về đời sống tu tập hạnh đầu đà trong rừng của chư Tăng Ni chùa Ba Vàng, cũng như các sự kiện lớn được Chùa tổ chức trong những năm qua. Đặc biệt, Đoàn cũng bày tỏ vô cùng ấn tượng về những kỷ lục mà các công trình của Chùa Ba Vàng đã đạt được. 

Đoàn đại biểu Phật giáo An Nam Tông và đại diện kiều bào tại Thái Lan ấn tượng về chuyến thăm chùa Ba Vàng -0
Đại Đức Thích Trúc Bảo Tuệ - Trưởng Ban Quản chúng chùa Ba Vàng phát biểu chào mừng Đoàn đại biểu

Đại diện chư Tăng Ni chùa Ba Vàng, Đại đức Thích Trúc Bảo Tuệ chia sẻ: Chùa Ba Vàng hết sức vinh hạnh khi được cung đón quý đại biểu Hội đồng Tăng già Phật giáo Thái Lan, Phật giáo An Nam Tông và đại diện kiều bào tại Thái Lan đến với vùng non thiêng Yên Tử - nơi được xem là Kinh đô của Phật giáo Việt Nam; vùng đất gắn liền với Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Đây là niềm vinh dự, hạnh phúc to lớn, là duyên lành của chư Tăng Ni, Phật tử tỉnh Quảng Ninh nói chung và chùa Ba Vàng nói riêng.

Chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của Đoàn đại biểu không ngoài mục đích xây dựng, phát triển sự đoàn kết, quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Thái Lan, cũng như tăng cường sự hợp tác, xây dựng tình Pháp lữ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Thái Lan trong thời gian tới. 

Đoàn đại biểu Phật giáo An Nam Tông và đại diện kiều bào tại Thái Lan ấn tượng về chuyến thăm chùa Ba Vàng -0
Chư Tôn đức Tăng cùng các đại biểu tham dự chương trình

Tại buổi lễ đón tiếp, Thượng tọa Thích Thanh Huân, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Đây là lần thứ ba Chư tôn đức Tăng phái An Nam Tông Thái Lan tới thăm Việt Nam. Lần này, Chư tôn đức Tăng đã tới thăm và làm việc với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao); Ban Tôn giáo Chính phủ; các Tự viện ở Hà Nội và chùa Ba Vàng. 

Thượng tọa Thích Thanh Huân chia sẻ:Ba Vàng còn có nghĩa là Tam Bảo, Tam Bảo cao quý như châu báu, vàng ngọc lưu ly. Ngôi chùa này có từ lâu đời, trải qua nhiều năm tháng chiến tranh và thiên nhiên tàn phá thì đã trở thành phế tích. Từ khi Thầy Thích Trúc Thái Minh về tiếp nhận, trùng tu, xây dựng tới ngày nay, Ba Vàng đã trở thành ngôi chùa bề thế, đạt kỷ lục với tòa chính điện và đại giảng đường trên núi lớn nhất thế giới!”. 

Đoàn đại biểu Phật giáo An Nam Tông và đại diện kiều bào tại Thái Lan ấn tượng về chuyến thăm chùa Ba Vàng -0
Thượng tọa Thích Thanh Huân phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu trong buổi đón tiếp thắm tình đạo pháp, Hòa thượng Thích Quốc San, Trợ lý Tăng trưởng An Nam Tông Thái Lan, Trụ trì chùa Khánh Thọ cho biết: “Tăng đoàn An Nam Tông cảm ơn nhà nước Việt Nam và vô cùng vinh dự khi được sang thăm; học hỏi, trao đổi về văn hóa Phật giáo, đời sống tín ngưỡng giữa hai nước Thái Lan - Việt Nam, nhằm thúc đẩy việc bảo tồn, duy trì Phật giáo. Đó cũng là với mục đích củng cố thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa Giáo hội Phật giáo Thái Lan và Việt Nam, cũng như Phật tử, nhân dân hai nước”.

Hòa thượng Thích Quốc San kỳ vọng, chuyến viếng thăm và công tác lần này sẽ mở ra nhiều lợi ích về mặt tôn giáo, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật cũng như góp phần tăng cường tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước Thái Lan - Việt Nam càng thêm phát triển.

Đoàn đại biểu Phật giáo An Nam Tông và đại diện kiều bào tại Thái Lan ấn tượng về chuyến thăm chùa Ba Vàng -0
Hoà thượng Thích Quốc San (KITSAMER PHRA DECHATHORN), Trợ lý Tăng trưởng An Nam Tông Thái Lan, Trụ trì Chùa Khánh Thọ phát biểu tại buổi lễ

Đại diện Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin – Văn hóa Vũ Thanh Huyền khẳng định: Các hoạt động trong chuyến công tác của Đoàn lần này cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với kiều bào tại Thái Lan nói riêng, ở nước ngoài nói chung. Đây cũng là dịp tri ân sự đóng góp của quý chư Tôn đức Tăng, các vị Trụ trì của 20 ngôi chùa Việt Nam tại Thái Lan. Đặc biệt, quý chư Tôn đức cũng như các đại biểu vô cùng hoan hỷ khi được tới thăm chùa Ba Vàng.    

Đoàn đại biểu Phật giáo An Nam Tông và đại diện kiều bào tại Thái Lan ấn tượng về chuyến thăm chùa Ba Vàng -0
Đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Đại Giảng đường tầng 2, chùa Ba Vàng

Được biết, cùng tham gia chuyến đi với Đoàn, ngoài Trụ trì của 24 ngôi chùa thuộc phái An Nam Tông còn có Hội đồng Tăng già tối cao Thái Lan; các giáo viên đến từ trường Đại học Phật giáo Mahachulaloncon; đại diện của Văn phòng Phật giáo Quốc gia Thái Lan; đại diện Bộ Văn hóa Thái Lan; đại diện của Hội người Việt Nam tại Thái Lan; cùng các chuyên viên Vụ Nghiên cứu tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt ở nước ngoài cũng như phóng viên báo, đài trong và ngoài nước. 

Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...