Di sản - điểm tựa của sáng tạo

Những giá trị truyền thống không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ đương đại; họ đang không ngừng sáng tạo, tìm tòi để đưa di sản vào nghệ thuật, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Đưa giá trị truyền thống vào tác phẩm

“Từ năm 2015 tôi tập trung thể hiện di sản với chủ đề “Tễu”. Khi vào Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, tôi thấy hình ảnh chú tễu được trưng bày rất đẹp, nhưng lại được đóng khung trong tủ kính. Như vậy là đang được bảo tồn hay đã đóng lại quá khứ huy hoàng của nó? Tễu trong múa rối nước luôn là nhân vật bắt đầu cho một diễn xướng mới, câu chuyện mới. Và tôi mong muốn Tễu xuất hiện để kể câu chuyện di sản qua các bức tranh” - nghệ sĩ Nguyễn Minh (Minh Phố) chia sẻ về cơ duyên sáng tạo với giá trị di sản.

Sau một thời gian nghiên cứu, nghệ sĩ Nguyễn Minh trở lại với đề tài di sản và lập ra dự án kêu gọi nhiều họa sĩ có cùng đam mê để lan tỏa nhiều hơn những giá trị truyền thống, không chỉ tới họa sĩ mà cả công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ. Dự án “Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại” được khởi động từ đầu năm 2024, có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và 16 nghệ sĩ, nhằm gìn giữ, kế thừa và phát huy di sản thông qua các tác phẩm nghệ thuật.

Các chuyến đi điền dã lấy tư liệu, chuyến đi trực họa, những cuộc gặp gỡ nhà nghiên cứu có liên quan để tìm hiểu sâu rộng hơn về di sản văn hóa Việt đã trở thành nền tảng để nghệ sĩ sáng tạo. 39 tác phẩm thuộc các lĩnh vực như hội họa, đồ họa và điêu khắc, thể hiện trên chất liệu đa dạng, như kim loại, sơn dầu, lụa, trúc chỉ, gốm, sơn mài… đều lấy cảm hứng từ mỹ thuật cổ và các bảo vật quốc gia đã ra mắt công chúng tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội, tháng 8 vừa qua.

Di sản - điểm tựa của sáng tạo -0
Nét đẹp văn hóa Việt trở thành cảm hứng, chất liệu sáng tạo của nghệ sĩ. Ảnh: Ng. Phương

Chọn gốm - chất liệu có từ nghìn năm trước để thể hiện di sản và thử thách mình với chất liệu men mới, nghệ sĩ Trần Thược chia sẻ: “Ông nội tôi từng làm hàng mã, đó là cơ duyên để tôi tiếp xúc với lại những giá trị của người xưa. Sau đó, tôi được tiếp cận nhiều mỹ thuật cổ Việt Nam và vô cùng ấn tượng với ngôn ngữ chạm lộng ở đình làng. Tôi học được rất nhiều từ tiền nhân như kỹ thuật chạm lộng đầy mạnh mẽ, khúc triết với những lớp lang tinh tế mà sâu thẳm của không gian và thời gian. Từ kỹ thuật chạm lộng đó đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho những sáng tác của tôi”.

Có nhiều dịp đến đình làng và các di tích Phật giáo ở Việt Nam… nghệ sĩ Trần Thược nhận thấy “giá trị của ông cha ta rất phong phú, như kho báu mà ta chưa biết khai thác; trên phương diện người sáng tạo, tôi nhận ra mình phải phải kế thừa và phát huy di sản ấy, có trách nhiệm đưa di sản ấy đến với thế hệ trẻ”.

Kết hợp truyền thống và hiện đại

Việt Nam, với bề dày lịch sử và văn hóa, sở hữu kho tàng di sản vô cùng phong phú; trong bối cảnh hiện tại, nhiều nghệ sĩ chia sẻ rằng việc tiếp cận di sản mang lại nhiều thách thức, như việc tìm ra chất liệu và cách thể hiện phù hợp. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để họ sáng tạo ra những tác phẩm mới mẻ, đa dạng và mang tính triết lý sâu sắc hơn.

Mỗi nghệ sĩ có cách thể hiện riêng, tạo nên một tác phẩm độc đáo về sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Nghệ sĩ Nguyễn Minh cho rằng, nếu mô phỏng di sản thì bất kỳ ai cũng làm được. Vai trò của nghệ sĩ lấy di sản làm đề tài, là một chất liệu mới, là nguyên liệu mới để sáng tạo nên một câu chuyện mới. Ở đó, người sáng tạo phải thể hiện được chất đương đại gắn với cá tính riêng.

Một số người lo ngại sinh viên và nghệ sĩ trẻ có thể bị lạc hậu hoặc tụt hậu so với xu hướng phát triển hiện tại khi đào sâu, tiếp cận di sản văn hóa. Tuy nhiên, họa sĩ Lê Thế Anh khẳng định: tính dân tộc và văn hóa truyền thống luôn là nền tảng, điểm tựa vững chắc cho sự sáng tạo và phát triển của các nghệ sĩ Việt Nam, bất kể họ sống ở trong nước hay nước ngoài. Từ đó, họ sẽ có cảm hứng, khẳng định bản sắc và phong cách sáng tác riêng. Điều này giúp nghệ sĩ Việt Nam hòa nhập với xu hướng quốc tế, nhưng không hòa tan, vì yếu tố dân tộc vẫn luôn thể hiện rõ nét trong các tác phẩm.

Sự tương tác giữa nghệ sĩ và công chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và truyền tải ý nghĩa của các tác phẩm. Bởi vậy, sau khi ra mắt tác phẩm, các nghệ sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động đưa nghệ thuật và di sản vào cuộc sống như: sáng tạo nghệ thuật cùng nghệ sĩ; di sản qua ánh mắt trẻ thơ… đồng thời tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật thông qua di sản văn hóa của các vùng miền trên khắp đất nước.

Việc đưa di sản vào đời sống nghệ thuật không chỉ giúp làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật nước nhà. Không ngừng tìm kiếm cách thức mới để đưa hồn cốt dân tộc vào tác phẩm của mình, nghệ sĩ cũng góp phần làm sống lại những giá trị từng bị lãng quên, đồng thời giới thiệu chúng đến với người yêu nghệ thuật một cách sinh động và hấp dẫn hơn.

Văn hóa

Nghệ thuật cảm hứng từ thi ca Mường
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật cảm hứng từ thi ca Mường

Với 40 tác phẩm hội họa - sắp đặt, triển lãm Té Tất Té Đák (Đẻ Đất Đẻ Nước) của họa sĩ Thu Trần sẽ đưa người xem đến đất Mường với bề dày văn hóa được lưu giữ từ đời sống, phong tục tập quán đến truyện kể, thi ca. 

Nữ phục dân tộc truyền thống - bức tranh rực rỡ sắc màu
Văn hóa - Thể thao

Nữ phục dân tộc truyền thống - bức tranh rực rỡ sắc màu

Không chỉ phục vụ nhu cầu mặc, trang phục còn như tác phẩm nghệ thuật sống động, kể câu chuyện về lịch sử, văn hóa, tâm hồn con người từng dân tộc, từng vùng đất. Tìm về nữ phục truyền thống của các dân tộc, nhóm dân tộc ở ba miền, đạo diễn Nguyễn Bông Mai đã tỉ mỉ ghi lại vẻ đẹp ấy và quảng bá rộng rãi tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Ba chiếc ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Ba chiếc ô tô từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật quốc gia

Ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954 - 1969 được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 19.1, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định.

Xây dựng văn hóa số - nhiệm vụ chiến lược
Văn hóa

Xây dựng văn hóa số - nhiệm vụ chiến lược

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Văn hóa số không chỉ là một khái niệm mới mà còn là tư duy, phong cách sống và làm việc mới, nơi các giá trị của sáng tạo, đổi mới và kết nối được đề cao. Xây dựng văn hóa số là nền tảng thúc đẩy phát triển toàn diện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thực hiện thành công Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Hé lộ Lễ hội Xuân kỷ lục tại Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn
Văn hóa

Hé lộ Lễ hội Xuân kỷ lục tại Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn

Mỗi năm một ý tưởng độc đáo, Lễ hội Xuân tại Vinhomes Grand Park (TP.Thủ Đức) luôn là sự kiện được cư dân và du khách trông đợi. Năm nay, với chủ đề “Tết diệu kỳ”, sự kiện tiếp tục làm bùng lên sức sống khu Đông khi tôn vinh những giá trị truyền thống, tái hiện ký ức ngọt ngào của Tết cổ truyền, hứa hẹn thiết lập một kỷ lục mới cho Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.

Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan
Văn hóa - Thể thao

Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan

Từ ngày 17 - 23.1, tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông (Hà Nội), đài NHK (Nhật Bản) sẽ tổ chức sự kiện “Khám phá Nhật Bản cùng NHK World-Japan" với nhiều hoạt động đặc sắc, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khán thính giả và quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa Nhật Bản.

Nghệ thuật trong đối thoại liên ngành
Văn hóa

Nghệ thuật trong đối thoại liên ngành

Hợp tác liên ngành đã thổi làn gió mới vào nghệ thuật đương đại, tạo nên bức tranh đa sắc màu, nơi nhiều ngành nghề, loại hình cùng hòa quyện. Sự kết nối, giao thoa ấy không chỉ mở rộng biên giới sáng tạo mà còn mang đến các tác phẩm, trải nghiệm mới cho công chúng.

Mang hòa nhạc cổ điển vào giảng đường đại học
Văn hóa - Thể thao

Mang hòa nhạc cổ điển vào giảng đường đại học

“Nhạc cổ điển rất gần gũi trong đời sống, chỉ có điều chúng ta chưa có thời gian để tìm hiểu, ngẫm nghĩ. Công việc của tôi và các nghệ sĩ là đem đến câu chuyện xung quanh những bản nhạc rất nổi tiếng và quen thuộc” - nhạc trưởng Trần Nhật Minh chia sẻ trong hòa nhạc “Giao hưởng tuổi trẻ” số đầu tiên tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chiều 10.1.

Trường ca "Lũ": Cuốn sách điện tử nổi bật năm 2024
Văn hóa - Thể thao

Trường ca "Lũ": Cuốn sách điện tử nổi bật năm 2024

Tối 11.1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học năm 2024. Trường ca “Lũ” của nhà thơ Lữ Mai do Công ty Sách điện tử Waka phát hành đã được vinh danh là một trong những cuốn sách nổi bật năm 2024.