"Cổ nhạc kinh kỳ" tái hiện không gian âm nhạc truyền thống

Cổ nhạc kinh kỳ là chuỗi hoạt động biểu diễn, trải nghiệm nhiều thể loại âm nhạc, giúp khám phá nghệ thuật cổ truyền của người miền Bắc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Sự kiện được tổ chức bởi chuyên ngành Truyền thông và Tổ chức sự kiện, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic - đơn vị tiên phong định hướng tổ chức và khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống. 

Cổ nhạc kinh kỳ tái hiện không gian "bảo tàng sống" về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Theo đó, công chúng sẽ được hòa mình vào không gian âm nhạc những năm thế kỷ XIX với các loại hình ca kịch cổ truyền Việt Nam như ca trù (Ả đào), xẩm, chèo cổ, diễn xướng...

Đồng thời, với mong muốn mang lại trải nghiệm chân thực cho du khách thưởng nhạc, không gian trưng bày tại Cổ nhạc kinh kỳ được tái hiện với các hiện vật cổ truyền, không có sự xuất hiện thiết bị điện tử, thiết bị âm thanh.

Ngoài ra, trong khuôn khổ sự kiện còn có những hoạt động khác như thưởng thức các phần biểu diễn riêng 1 - 1 theo phiên diễn ra từ 5 - 15 phút tại từng khu vực; giao lưu với nghệ nhân; workshop viết thư pháp; workshop thưởng trà và trò chơi dân gian...

Sự kiện diễn ra ngày 6 - 7.4, tại Bích Câu Đạo Quán, 14 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.

Văn hóa

Tác phẩm "Gióng" của Nguyễn Tư Nghiêm - Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Người nối mạch nguồn cội với đương đại

Thuần thục các thủ pháp tạo hình châu Âu, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã sớm quay về với nguồn cội, lấy cảm hứng sáng tạo từ văn hóa dân gian và khéo léo kết hợp với kỹ thuật hiện đại để tạo nên một phong cách độc đáo. Điều đó khiến ông trở thành một biệt lệ trong các danh họa Việt Nam cùng thời và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ họa sĩ.