Chùa Ba Vàng tu tập hạnh tri ân Sư Tổ Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác

Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác - vị Thiền sư tiếp nối dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử sau hơn 300 năm thất truyền và có công lớn trong công cuộc trùng tu ngôi Bảo Quang Tự được xây dựng từ thời Phật hoàng Trần Nhân Tông vào thế kỷ XIII (nay là chùa Ba Vàng). 100 năm ở nơi cõi thế, Ngài đã trọn kiếp tu hành và xiển dương Phật pháp, làm lợi lạc quần sinh.

Với tâm thành tưởng nhớ và tri ân ân đức Tổ Sư, nhân kỷ niệm 266 năm ngày giỗ của Ngài, sáng ngày 23.8 năm Quý Mão (tức 7.10.2023), chùa Ba Vàng long trọng tổ chức chương trình “Đại lễ Giỗ Tổ Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266”. Đại lễ cũng là dịp để Chư Tăng Ni, phật tử của Chùa và nhân dân khắp nơi cũng được nương theo mà tu tập hạnh tri ân đối với các bậc Thầy tổ.

Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Ban thờ Tôn tượng Thiền sư Tuệ Bích Phổ Giác tại Tổ đường chùa Ba Vàng
Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Chư Tôn đức Tăng cùng các đại biểu tham dự Lễ cung rước Linh vị Sư Tổ tại Tổ đường chùa Ba Vàng
Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Chư Tăng cung rước Linh vị Tổ Sư về ngôi Đại Hùng Bảo Điện  

Đại lễ Giỗ Tổ Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 có sự quang lâm chứng minh của: Hòa Thượng Thích Minh Thuận, chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Viện Chủ chùa Giác Hoằng; Thượng tọa Thích Nhuận Trí, Phó trưởng Ban Trị sự kiêm Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Thầy Thích Trúc Thái Minh, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương; Phó trưởng Ban Thông tin truyền thông Trung ương GHPGVN - Trưởng Ban tổ chức Đại lễ; cùng chư Tôn đức Tăng thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang; chư Tôn đức Tăng Ni các chùa, các tự viện trong và ngoài tỉnh cùng bổn tự.

Bên cạnh đó, còn có sự hiện diện của: Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Thứ Trưởng Bộ ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; ông Nguyễn Đình Tuấn, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh; cùng các quý vị lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan đơn vị trong địa bàn tỉnh.

Đặc biệt là sự tham dự của hàng vạn Nhân dân và Phật tử tại chùa cũng như sự theo dõi qua mạng trực tuyến của các khán thính giả từ khắp mọi miền đất nước, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -1
Lễ cung rước Linh vị Tổ Sư trang nghiêm, trọng thể 

Hơn 300 năm trước, Sư Tổ Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác Thiền Sư đã về núi Thành Đẳng, tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn tạo tự Chùa Ba Vàng. Sự xuất hiện của Sư Tổ như ngọn đèn thắp sáng những ngày đêm u tối, để đạo Pháp được sáng tỏ, đất nước được bình yên sau một thời gian dài trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử. 

Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -1
Ngôi Chính điện trang nghiêm với những đài hoa cúc vàng - là nơi đặt linh vị Sư Tổ

Bậc Tổ sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác đã trọn đời dấn thân cho đạo Pháp, cho sự nghiệp tiếp Tăng độ chúng, giữ gìn mạng mạch Phật Pháp do chư Tổ truyền trao. Cuộc đời Tổ sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác đã để lại muôn vàn ân đức cho thế gian. Những thành tựu trong đạo nghiệp của Ngài vẫn còn lan tỏa, làm lợi lạc cho hàng hậu thế.

Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -1
Hòa Thượng Thích Minh Thuận quang minh chứng minh buổi lễ
Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Đại lễ diễn ra trang nghiêm, xúc động tại ngôi Chính điện chùa Ba Vàng

Giờ đây, noi gương Đức Tổ Sư, Thầy trụ trì Chùa Ba Vàng- Thích Trúc Thái Minh quyết tâm tiếp nối, phụng hành theo chí nguyện của Đức Như Lai, đem ánh sáng Phật Pháp phổ độ khắp nhân gian, báo đền ân đức của Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác. 

Vùng đất Uông Bí, Quảng Ninh - nơi có đỉnh núi Yên Tử, Thành Đẳng - là những đỉnh núi linh thiêng ngàn năm chứng kiến biết bao thế hệ tu hành: Phật hoàng Trần Nhân Tông, Tổ Sư Pháp Loa, Ngài Huyền Quang... Các vị đã miên mật tu tập, nối dõi dòng thiền đầu đà mà Đức Thế Tôn đã chỉ dạy, Tổ Sư Ca Diếp lưu truyền lại, khiến cho Phật Pháp được trụ lâu dài trên đất nước Việt Nam. 

Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Thầy Thích Trúc Thái Minh - Trưởng Ban Tổ chức Đại lễ dâng lời tác bạch
Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Chư Tăng cung tuyên lược sử Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác

Đức Tổ sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã khơi dậy dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử tại nơi Thành Đẳng Sơn. Ngài đã tiếp truyền ngọn đuốc trí tuệ do các chư vị Tổ sư truyền trao, dùng giáo Pháp của Phật cứu độ chúng sinh, làm cho ngôi Bảo Quang Tự trở thành chốn tâm linh hoằng dương Phật Pháp. 

Với tâm từ bi bao la, Tổ Sư Tuệ Bích Phổ Giác đã hy sinh cả cuộc đời mình, không quản khó khăn, vất vả, vào nơi rừng sâu núi thẳm, quyết chí tu hành, thực hành hạnh đầu đà, chứng đạt Thánh quả, làm lợi lạc quần sinh.

Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -1
Phật tử thành kính dâng cúng dường các vật phẩm thanh tịnh

400 năm sau khi dòng thiền Trúc Lâm mai một, Thiền sư Tuệ Bích Phổ Giác đã về Thành Đẳng sơn lập am tu tập, hoằng dương Phật Pháp. 

Và cũng chính tại ngôi cổ tự này, gần 300 năm sau khi Thiền sư nhập Niết bàn, Thầy Thích Trúc Thái Minh được bổ nhiệm làm trụ trì Chùa Ba Vàng.

Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -1
Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -2
Chư Tăng chùa Ba Vàng thực hiện nghi lễ dâng cơm, cúng trà lên Sư Tổ 

Noi theo gương sáng của chư Phật, chư Tổ, Thầy Thích Trúc Thái Minh đã vượt qua bao gian nan, vất vả để xây dựng lên ngôi tùng lâm Ba Vàng - ngày nay đã trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn, là điểm tựa tâm linh của muôn người. 

Nhân ngày húy kỵ của Tổ Sư Tuệ Bích Phổ Giác, vì nhớ ân đức Tổ Sư, Chùa Ba Vàng đã tổ chức Đại lễ giỗ Tổ, để Chư Tăng Ni, phật tử của Chùa và nhân dân khắp nơi cũng được nương theo mà tu tập hạnh tri ân đối với các bậc Thầy tổ của mình. 

Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Những tiết mục văn nghệ thể hiện lòng thành kính tri ân Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác

Nhân dịp Đại lễ Giỗ Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266, Chùa Ba Vàng cũng tổ chức Lễ pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám 3 ngày 3 đêm (từ chiều 23 đến hết ngày 26.8 năm Quý Mão)liên tục, không dừng nghỉ. 

Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Đại lễ Giỗ Tổ Sư Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác lần thứ 266 -0
Hàng vạn Phật tử, nhân dân về chùa tham dự Đại lễ giỗ Tổ và tu tập Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám

Đức Phật dạy: “Nếu không có phương pháp sám hối thì tất cả Phật tử không một ai có thể được giải thoát”. Pháp đàn là nơi Phật tử, nhân dân thực hành sám hối tội lỗi của mình từng gây tạo trong quá khứ, được mang công đức tu tập mà thành tâm sám hối thay cho cha mẹ, người thân cũng như chúng sinh các cõi. Tâm thành sám hối tội lỗi, tu tập các thiện Pháp, các Phật tử sẽ chuyển hóa nhân quả xấu, tội lỗi được tiêu trừ, phước lành tăng trưởng.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.