Cơ hội để văn hóa phát triển xứng tầm

Bài cuối: Thuận lợi khi triển khai, hiệu quả khi sử dụng

Từ thực tế triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia hiện hành, nhiều ý kiến cho rằng, việc thiết kế Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 phải đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, tạo thuận lợi cho địa phương và phát huy hiệu quả của Chương trình.

Lắm đầu mối dễ bị rối

Theo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, có 21 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao những nhiệm vụ cụ thể; các bộ, cơ quan Trung ương khác được giao một số nhiệm vụ chung. Trong đó, nhiều nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. 

Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 Ảnh: Minh Thành
Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Ảnh: Minh Thành

Trong Báo cáo thẩm tra, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, phương pháp tổ chức quản lý, điều hành của Chương trình như đề xuất trong hồ sơ có thể dẫn tới những khó khăn, vướng mắc cho chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân triển khai ở cơ sở, lặp lại những hạn chế mà Đoàn giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã chỉ ra.

Với 3 chương trình mục tiêu quốc gia hiện hành, Trung ương đã có 57 văn bản hướng dẫn, chưa kể hơn 100 văn bản hướng dẫn của các địa phương, cán bộ cấp xã làm đến “ù tai”. Vì thế, “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải lường trước việc quy định văn bản hướng dẫn là cực kỳ phức tạp và rất khó làm. Nếu chúng ta thiết kế chương trình không gọn nhẹ, hiệu quả, thì về sau sẽ bung ra những văn bản hướng dẫn và giống như các địa phương đang than phiền là không biết phải làm cách nào”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương lưu ý.

Ở góc độ địa phương đang thụ hưởng các chương trình mục tiêu quốc gia, ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) tha thiết kiến nghị, dù có quy định như thế nào, bao nhiêu nội dung đi chăng nữa, phải có cơ chế quản lý phù hợp, đừng mỗi chương trình lại có một cơ chế quản lý riêng, gây khó khăn cho địa phương. “Cấp tỉnh đã khó rồi, cấp huyện còn khó hơn, giờ cấp xã là người tổ chức thực hiện, người thì ít, trình độ không phải cao siêu lại bắt họ thành “siêu nhân”. Như 3 chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện quá nhiều văn bản hướng dẫn, tôi mà làm chắc phát điên mất”.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng việc phân công đầu mối hướng dẫn, triển khai thực hiện, bảo đảm gọn và rõ ràng, hợp lý, không chồng chéo và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Cân nhắc thu hẹp các đầu mối quản lý, hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình; giảm số lượng văn bản hướng dẫn phải ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện, nhất là đối với cấp xã. Tăng cường phân cấp, phân quyền; xây dựng cơ chế quản lý thống nhất với cơ chế quản lý của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện. 

Không làm khó địa phương

Dự kiến tỷ lệ vốn ngân sách địa phương cân đối để thực hiện Chương trình này là 24,6%. Đại diện nhiều địa phương cho con số này là quá cao, khó thực hiện trong thực tiễn, đặc biệt với những tỉnh chưa cân đối được ngân sách. Trong khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hay giảm nghèo bền vững, tỷ lệ đối ứng tối thiểu 15%; các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 70% trở lên thì chỉ 3 - 5%. “Như thế mà còn khó khăn. Nếu để tỷ lệ 24,6%, chúng ta phấn đấu mãi chắc cũng không thực hiện được”. Vì thế, đại biểu Lò Thị Luyến đề nghị phải căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế của các địa phương để đưa ra tỷ lệ vốn đối ứng phù hợp. 

Qua làm việc với một số địa phương, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cũng đề nghị hết sức cân nhắc tỷ lệ này, vì điều kiện kinh tế - xã hội các địa phương rất khác nhau. “Chương trình đề xuất (vốn) càng lớn thì có nghĩa mức đối ứng các địa phương phải bố trí càng cao. Vì thế, phải tính toán tỷ lệ phù hợp, có tính đến điều kiện vùng miền, địa phương để phân định những nơi có điều kiện hơn thì khuyến khích tỷ lệ đối ứng cao hơn, những nơi khó khăn thì Nhà nước, Trung ương phải hỗ trợ nhiều hơn”.

Bên cạnh đó, vốn cân đối để thực hiện chương trình này nên ưu tiên cho đầu tư nhiều hơn. “Các địa phương không muốn phân bổ kinh phí sự nghiệp cho các chương trình mục tiêu, bởi một là dàn trải, hai là thủ tục rất khó khăn, phức tạp, không làm kịp, trong khi phải tiêu trong năm. Nếu có thể được, chúng ta xây dựng các thiết chế, kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, việc vận hành cũng như các vệ tinh phát huy giá trị, người dân có thể làm được”, đại biểu Lò Thị Luyến phân tích.

Quan trọng là hiệu quả sử dụng

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng cho rằng, để thực hiện Chương trình hiệu quả, phải hết sức quan tâm tới việc phân cấp, phân quyền, tạo tính chủ động và trách nhiệm của cơ sở, cũng như phù hợp với nhu cầu đối tượng thụ hưởng. 

Với những người làm nghệ thuật, họ đang mong được góp tiếng nói để ước mơ về một nơi biểu diễn hiện đại, xứng tầm sớm thành hiện thực. “Xây dựng nhà hát theo chủ quan của đơn vị đầu tư, không có tiếng nói của giới chuyên môn cho phù hợp công năng thì xây xong, chúng tôi cũng không làm được gì. Nhà hát nguy nga nhưng như hội trường thì lãng phí tiền của Nhà nước, lãng phí đầu tư”, một đạo diễn nêu quan điểm.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi cũng băn khoăn, đầu tư xong, làm thế nào để các công trình văn hóa “sống được”, phát huy công năng, giá trị? Thực tế này cũng là điều Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải quan tâm. Bà cho rằng, việc đầu tư thiết chế văn hóa, thể thao phải kèm theo cơ chế, con người bảo đảm cho thiết chế đó hoạt động hiệu quả. “Nên giảm các chỉ tiêu mang tính hình thức mà quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng. Đặc biệt, phải có chế tài mạnh mẽ hơn để bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiến độ”. Khó khăn nhất khi thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia hiện hành là văn bản hướng dẫn của Trung ương chậm, địa phương khó thực hiện. Vì thế, theo bà Nguyễn Thanh Hải, “điều kiện tiên quyết là hướng dẫn nhanh, giao vốn nhanh”.

Tuần tới, đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến. Cơ sở chính trị, pháp lý và sự cần thiết đã rõ, quan trọng là cách thức thiết kế và triển khai để chủ trương này khi được thông qua sẽ thực sự mang lại hiệu quả trong thực tế như mong muốn của Đảng, Nhà nước và kỳ vọng của Nhân dân, đưa văn hóa Việt Nam phát triển xứng tầm.

Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.