Học nghề rất dài, làm nghề rất ngắn

Bài 1: Nỗi lo thiếu diễn viên trẻ tài năng

Năm 2010, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) từng tổ chức giám sát về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Nhiều kiến nghị liên quan đến chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ được đưa ra và cũng đã ít nhiều được cải thiện. Tuy nhiên, sau hơn chục năm, vẫn là những vấn đề đó đang cản trở sự phát triển của các bộ môn “học nghề rất dài, làm nghề rất ngắn” này.

Lao động nghệ thuật là loại hình lao động khổ luyện mang tính đặc thù. Tuổi nghề của diễn viên thường chỉ 15 - 20 năm, diễn viên múa và xiếc thậm chí ít hơn, trong khi thời gian đào tạo lại khá dài, đối với nghệ thuật hàn lâm, để đào tạo được một diễn viên bậc trung cấp mất 5 - 7 năm, bậc đại học 9 - 11 năm; diễn viên xiếc, múa từ 7 - 9 năm...Thế nhưng, chế độ đãi ngộ thấp khiến khó thu hút, giữ chân người trẻ vào nghề và theo nghề.

50 tuổi vẫn đóng vai… thiếu nữ

Theo NSND Tống Toàn Thắng, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, đặc thù của nghề xiếc là tính phi thường. Và con người phải có tài năng, phải khổ luyện mới đạt được cái phi thường đó. Xong nghề xiếc cũng rất nghiệt ngã, nghệ sĩ chỉ cống hiến được thời gian ngắn trên sân khấu. “Thế nên hiện nay không nhiều thanh thiếu niên chọn theo nghề xiếc, bởi tập luyện quá vất vả, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, trong khi thu nhập không bằng đi làm các nghề dịch vụ khác”.

“Báo động thiếu diễn viên trẻ tài năng” là lo lắng của NSƯT Trọng BìnhTrưởng phòng Nghệ thuậtNhà hát Cải lương Việt Nam, khi chia sẻ với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục. Ông cho biết, lực lượng diễn viên biểu diễn 40 tuổi trở lên ở Nhà hát Cải lương Việt Nam hiện chiếm 64%. Gần chục người sắp nghỉ hưu. “Tuyển chọn diễn viên trẻ như đãi cát tìm vàng, vài khóa mới chọn được một em. Bởi cải lương không thời thượng, không theo trend, cuộc sống bấp bênh khi không có biên chế”.

Quy luật “thầy già, con hát trẻ” của sân khấu có vẻ không còn đúng nữa. Nhiều đào chính của Nhà hát Cải lương Việt Nam đã lớn tuổi, có diễn viên hơn 50 tuổi vẫn phải đóng vai thiếu nữ. Diễn viên trẻ đủ khả năng đóng vai chính cũng ngoài 30 tuổi. Với xiếc cũng vậy, 40 tuổi vẫn phải lên sân khấu. Năm 2022 có 2 nghệ sĩ xiếc Việt Nam (Phạm Thị Hướng và Trương Hồng Thúy) giành giải cao tại Liên hoan Xiếc của Nga đều đã lớn tuổi và đã sinh con.

Bài 1: Nỗi lo thiếu diễn viên trẻ tài năng -0
Tiết mục “Đu son” của hai nghệ sĩ Phạm Thị Hướng và Trương Hồng Thúy giành giải Vàng tại Liên hoan Công chúa xiếc (Saratov, CHLB Nga 2022). Nguồn: toquoc.vn

Nhiều lãnh đạo đơn vị nghệ thuật than thở chưa biết sẽ dàn dựng những vở diễn thiếu nhi thế nào khi công chúa - hoàng tử đều đã ở tuổi trung niên; sẽ biên đạo múa ra sao với những vũ công đã 40 - 50 tuổi… “Lực lượng của Nhà hát tạm thời vẫn ổn, nhưng chúng tôi lo lắng cho 5 - 10 năm tới, nếu không có thế hệ kế cận thì rất khó”, NSND Triệu Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam bộc bạch.

Muốn tuyển cũng không có nguồn

Thực trạng trên xuất phát từ khó khăn trong nguồn tuyển, từ khâu đào tạo đến khâu tuyển dụng. Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, NSƯT Trần Mạnh Cường cho biết, nguồn tuyển của Liên đoàn chủ yếu từ Trường Trung cấp Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh của trường này chỉ mấy chục em/năm, chưa kể bị rơi rớt trong quá trình học. Những học sinh có kỹ năng tốt, học xong thường được giữ lại trường để biểu diễn; những em còn lại, nếu Liên đoàn tuyển dụng thì mất ít nhất 2 năm đào tạo lại mới biểu diễn được.

Năm 2016, Chính phủ ban hành Đề án “Đào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 1341). Triển khai thực hiện Đề án này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng, thẩm định và ban hành 19 tiêu chí tuyển chọn tài năng; lựa chọn 13 cơ sở đào tạo đầu ngành thuộc các lĩnh vực nghệ thuật có đủ điều kiện tham gia đào tạo tài năng, gồm 9 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp. Bộ cũng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính thẩm định dự án hợp phần của các cơ sở đào tạo tài năng, tiêu chí tuyển chọn tài năng, chương trình đào tạo tài năng và các nội dung liên quan khác trong việc triển khai Đề án.

Theo Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, tính đến ngày 30.8.2023, đã có 585 học sinh, sinh viên được tuyển chọn theo học các lớp tài năng ở trình độ trung cấp, đại học, thuộc các lĩnh vực: Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, Múa, Xiếc và ngành sáng tác văn học. Các cơ sở đào tạo đã tích cực bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh, sinh viên theo học các lớp tài năng tham gia các cuộc thi nghệ thuật trong nước và quốc tế, giành 18 giải quốc tế và 51 giải trong nước. Đến nay đã có 52 học sinh, sinh viên tài năng tốt nghiệp, một số trường hợp được các đơn vị nghệ thuật, nhà hát mời về làm việc và áp dụng chế độ ưu tiên trong việc tuyển dụng theo quy định của pháp luật. 

Tuy vậy, công tác tuyển chọn tài năng theo Đề án 1341 cũng gặp nhiều khó khăn, do hạn chế về nguồn tuyển. Hàng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều gửi thông báo tuyển ứng viên tới các địa phương, các cơ sở đào tạo nghệ thuật trên toàn quốc nhưng không nhận được hồ sơ dự tuyển, chỉ có hồ sơ từ các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ.

Bộ đã đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát hiện, tuyển chọn học sinh, sinh viên có năng khiếu vượt trội để đào tạo, bồi dưỡng, như: chỉ đạo các cơ sở đào tạo chuẩn bị đội ngũ giảng viên, giáo viên có chất lượng; mời chuyên gia, giảng viên, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ tài năng trong và ngoài nước tham gia đào tạo, hướng dẫn chuyên môn các lớp tài năng; tổ chức các hội thi tài năng học sinh, sinh viên các trường nghệ thuật, công diễn các tiết mục biểu diễn xuất sắc...

Thế nhưng mấu chốt của vấn đề dường như không nằm ở đó!

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.