Ấn tượng Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023

Tối 27.10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2023, tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Phát biểu tại lễ hội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, thực hiện Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, UBND thành phố đã quyết liệt chỉ đạo, tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển văn hóa, du lịch.

Ấn tượng Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 -0
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: Trần Hiệp 

Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã tổ chức hơn 2.000 sự kiện, hoạt động văn hóa, đón khoảng 24 triệu lượt khách du lịch, bao gồm 4 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 2,66 lần so với năm trước và 20 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 10% so với năm 2022, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP Thủ đô, đạt mục tiêu Hà Nội trở thành một trong những trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu của cả nước, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng thúc đẩy phát triển “Thành phố sáng tạo” thời gian tới.

Lễ hội Áo dài du lịch năm 2023 diễn ra từ ngày 27 đến 29.10, được đầu tư công phu, có quy mô lớn, thu hút sự tham gia của nhiều thương hiệu áo dài, nhà thiết kế, cơ sở phụ kiện áo dài, đơn vị du lịch, cơ sở ẩm thực, nghệ nhân thợ giỏi.

Chương trình khai mạc “Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023” được dàn dựng chuyên nghiệp với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ như: Hà Lê, Đông Hùng, Nguyễn Ngọc Anh, Bảo Trâm... Trong đó, nhiều nghệ sĩ trẻ tham gia biểu diễn, điển hình như nghệ sĩ violon Đào Quang Huy, từng giành giải Nhất tài năng trẻ của Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, đồng thời, từng tham gia biểu diễn một số chương trình nghệ thuật lớn cùng Dàn nhạc giao hưởng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

Ấn tượng Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 -0
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc. Ảnh: Trần Hiệp 

Tại lễ khai mạc, khán giả cũng được chiêm ngưỡng các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế đến từ khắp mọi miền Tổ quốc như: Viết Bảo, Quang Hòa, Cao Minh Tiến, Ngọc Hân, Thanh Hải, Ỷ Vân Hiên, Dũng Nguyễn, Hoàng Ly, Vũ Thảo Giang và nhiều thương hiệu áo dài như OZ Design House, áo dài La Sen Vũ, Kiên Anh…

Bên cạnh đó, lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, như: Đêm nhạc “Sắc màu Hà Nội” diễn ra vào tối 28.10 tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu; không gian triển lãm, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; không gian triển lãm tư liệu ảnh; không gian triển lãm và trưng bày áo dài; không gian thông tin, quảng bá, giới thiệu các tour, tuyến, sản phẩm, dịch vụ du lịch; Con đường áo dài cộng đồng “Dạo bước hồ Gươm”; không gian gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm - nơi đọng lại ký ức trăm năm; diễu hành “Bách hoa Bộ hành”…

Ấn tượng Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 -0
Các tiết mục trình diễn đặc sắc tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023. Ảnh: Trần Hiệp 

Một trong những điểm nhấn là chương trình biểu diễn nghệ thuật, đồng diễn và diễu hành áo dài của Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội với sự tham gia của 1.000 người đến từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân, trong đó sẽ có đại diện của khoảng 50 gia đình tiêu biểu của Hà Nội.

Ấn tượng Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 -0

Bên cạnh các chương trình biểu diễn, nghệ thuật, trình diễn áo dài, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 bố trí hơn 60 gian hàng được sắp đặt trên trục đường Đinh Tiên Hoàng, sân trước tượng đài Lý Thái Tổ, phố Lê Thạch, nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm của các nhà thiết kế, các thương hiệu áo dài 3 miền Bắc - Trung - Nam. Trong khuôn khổ lễ hội còn có tọa đàm “Định hướng và phát triển áo dài trong cộng đồng và kết nối du lịch” diễn ra vào ngày 29.10.2023; chương trình nghệ thuật âm nhạc “Nhịp phố” cùng các hoạt động bên lề khác.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.