Thực hiện bản quyền phải trở thành thói quen

Lâu nay, quyền tác giả âm nhạc trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật luôn là vấn đề nóng. Mặc dù pháp luật và các công ước, hiệp định, hiệp ước quốc tế đã quy định, song tình trạng xâm phạm quyền tác giả vẫn phổ biến. Chính vì vậy, việc dự thảo Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn không quy định về vấn đề này đối với đăng ký hoạt động biểu diễn nghệ thuật càng khiến nhiều người lo lắng.

Sử dụng tùy tiện, không xin phép tác giả

Thống kê của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho thấy, chỉ tính mấy năm gần đây, số lượng vụ việc xâm phạm quyền tác giả ở các chương trình biểu diễn quy mô lớn là 132 chương trình, chưa kể rất nhiều chương trình quy mô nhỏ hơn hoặc Trung tâm chưa thể phát hiện và thống kê. Mặc dù Trung tâm đã gửi cảnh báo, gửi đề nghị đến các đơn vị tổ chức biểu diễn, nhưng hầu hết các đơn vị vẫn tìm cách né tránh thực hiện quy định về quyền tác giả, dẫn đến tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tác giả bị xâm phạm và không được tôn trọng, gây bức xúc ở các tác giả sáng tác âm nhạc.

Đại diện một số công ty tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật cho biết, mặc dù được coi là thỏa thuận dân sự, song các bên thường không ngồi lại được với nhau để đưa ra giá tác quyền phù hợp. Trong khi đó, để có một tiết mục biểu diễn trên sân khấu, không chỉ có bản quyền của nhạc sĩ, mà còn có biên đạo, hòa âm, phối khí… Vì thế, nên có mức giá tác quyền hợp lý, nếu quá cao, sẽ gây khó khăn cho đơn vị tổ chức.

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc VCPMC cho biết, vấn đề đang nổi lên trong lĩnh vực quyền tác giả âm nhạc là việc sử dụng tác phẩm một cách tùy tiện, không xin phép tác giả. “Tại sao sử dụng mà không xin phép tác giả, trong khi đây là tài sản của cá nhân nhạc sĩ? Nếu không có tác phẩm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật đều bị giải tán, vì chỉ là ăn theo. Tác phẩm là tài sản của cá nhân nhạc sĩ, vì thế pháp luật phải giúp họ bảo vệ bản quyền” - nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn nói.

Thực tế, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định, các quyền tài sản “do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện”; tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng quyền tác giả “phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”; việc trả tiền nhuận bút, thù lao do các tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ sở hữu quyền tác giả nhưng trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc: Phải xin phép trước mới được sử dụng. Vậy nhưng, thời gian qua, tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn diễn ra phổ biến. Nhiều tổ chức, cá nhân biểu hiện thiếu ý thức tuân thủ pháp luật, chưa tự nguyện, tự giác thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả theo quy định, vì lợi nhuận mà sẵn sàng ứng xử thiếu trách nhiệm.

Theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, việc thực hiện quyền tác giả, quyền liên quan còn thể hiện cam kết của Việt Nam với quốc tế, khi chúng ta đã là thành viên của Công ước Berne, Hiệp định Trip… hay một loạt hiệp định thương mại tự do. Chúng ta không chỉ bảo vệ quyền tác giả của các nhạc sĩ Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, mà còn của các nhạc sĩ quốc tế có tác phẩm vang lên trên đất Việt Nam, cũng như tác phẩm của nhạc sĩ Việt Nam được sử dụng ở nước ngoài.

Cần tôn trọng “loại tài sản đặc biệt”

Thực trạng vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan ở nhiều lĩnh vực nói chung, hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói riêng, đặt ra yêu cầu cấp bách trong công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả. Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn được kỳ vọng sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tác giả sáng tạo âm nhạc. Tuy nhiên, các quy định trong dự thảo Nghị định khiến nhiều người băn khoăn.

Khoản 3, Điều 9, dự thảo Nghị định, mặc dù hồ sơ đăng ký hoạt động biểu diễn nghệ thuật có đầy đủ yêu cầu các văn bản, giấy tờ liên quan, thậm chí yêu cầu “kèm theo danh mục thông tin về các thành phần sáng tạo được bảo hộ theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan”, nhưng không có bất cứ văn bản, giấy tờ nào, để chứng minh đã có sự cho phép hoặc thỏa thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để biểu diễn nghệ thuật. Theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, “điều này hoàn toàn không hợp lý, thiếu công bằng đối với những người sáng tạo, đòi hỏi sự tôn trọng trong ứng xử đối với loại tài sản đặc biệt - tài sản trí tuệ, mà cụ thể ở đây là tác phẩm âm nhạc vốn được coi là đứa con tinh thần của nhạc sĩ”.

Ngay trong dự thảo Nghị định, ở Chương III về thi người đẹp, người mẫu, Khoản 4, Điều 15, hồ sơ buộc phải có bản sao có chứng thực văn bản chứng minh quyền tác giả hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế; Chương IV về lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật, Điều 22 quy định bản ghi âm, ghi hình phải có đầy đủ các thông tin liên quan đến các thành phần sáng tạo được bảo hộ theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan...

Thực tế cho thấy, dù áp dụng các biện pháp để bảo vệ tác quyền theo quy định của pháp luật, thì với thực trạng vi phạm về quyền tác giả hiện nay, rất khó để ngăn ngừa hành vi xâm phạm, khó tác động kịp thời đến nhận thức, ý thức pháp luật của người sử dụng âm nhạc. Trường hợp vụ việc nếu được giải quyết xong và bên vi phạm đã bồi thường thiệt hại, thì quyền tác giả cũng đã bị xâm phạm, hậu quả đã xảy ra. Vì thế, VCPMC kiến nghị, việc thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả phải được xem là điều kiện cần thiết, bắt buộc trong thủ tục, hồ sơ đăng ký hoạt động biểu diễn nghệ thuật, phù hợp với quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để từ đó dần dần trở thành thói quen với mọi người.

Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...