Thư viện Quốc gia Việt Nam khai mạc Ngày hội sách 2021

Ngày 16.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đã khai mạc Ngày hội sách 2021 với chủ đề “Sách - Sứ mệnh phát triển văn hóa đọc". Đây là hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21.4, Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23.4.

Dự lễ khai mạc có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Hoàng Thị Hoa; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm; Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương Phạm Văn Linh.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày hội sách
Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày hội sách

Với chủ đề “Sách - Sứ mệnh phát triển văn hóa đọc", Ngày hội sách 2021 được tổ chức nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc trong sự nghiệp phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục… của đất nước; tôn vinh những người làm công tác sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách...

Phát biểu khai mạc Ngày hội sách 2021, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam Kiều Thúy Nga khẳng định, kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Ngày hội sách lần đầu tiên vào năm 2006. Đến nay, Ngày hội sách đã trở thành hoạt động thường niên tiêu biểu của Thư viện, một mô hình được học tập và nhân rộng ở các thư viện trên khắp cả nước; thu hút sự quan tâm và tham gia của đông đảo người dân và cộng đồng xã hội, khơi dậy niềm đam mê, hứng khởi đọc sách, trau dồi tri thức góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Các đại biểu tham quan quầy sách
Các đại biểu tham quan quầy sách  

Để phong trào đọc sách đi vào hoạt động có nền nếp và hiệu quả, ngày 24.2.2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 284 chọn ngày 21.4 hằng năm là “Ngày Sách Việt Nam”. Điều này không chỉ thể hiện được sự hội nhập của Việt Nam với thế giới mà còn góp phần tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các trung tâm thông tin thư viện lớn đến thư viện trường học, giữa nhà xuất bản với các cơ quan phát hành, giữa tác giả với người đọc... Sau 7 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngày sách Việt Nam đã tạo được dấu ấn quan trọng trong nhận thức của xã hội về ý nghĩa, giá trị của sách và việc đọc sách trong đời sống cộng đồng.

Tiếp tục phát huy thành công của Ngày hội sách những năm trước, Ngày hội sách năm nay gồm các hoạt động: Triển lãm “Sách - Sứ mệnh phát triển văn hóa đọc”, trưng bày hơn 800 tư liệu tiêu biểu, khẳng định sứ mệnh phát triển văn hóa đọc của sách, tạo tiền đề cho sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội; giao lưu tác giả - tác phẩm giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách tiêu biểu, mang tính giáo dục, định hướng cao của các nhà xuất bản; thi vẽ tranh theo sách giúp các em thiếu nhi thể hiện năng khiếu hội họa, khơi dậy trong các em niềm đam mê đọc sách, góp phần vào việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống đồng thời bổ sung kiến thức cho bản thân; khám phá Thư viện số giới thiệu cho các bạn trẻ tiếp cận với loại hình thư viện số với mục đích hỗ trợ tìm hiểu thế giới, nâng cao kiến thức và kỹ năng…

Cũng trong khuôn khổ chương trình còn diễn ra các hoạt động tặng sách; tiếp nhận và chia sẻ sách tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tới một số trường học, thư viện gặp khó khăn trong cả nước; tổ chức một số gian hàng bán sách với giá ưu đãi của các nhà xuất bản, nhà sách, công ty phát hành...

Học sinh tham gia cuộc thi vẽ tranh trong khuôn khổ Ngày hội sách 2021
Học sinh tham gia cuộc thi vẽ tranh trong khuôn khổ Ngày hội sách 2021

Thông qua hoạt động của Ngày hội sách 2021, Thư viện Quốc gia Việt Nam mong muốn gửi tới công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ thông điệp: Mỗi cuốn sách là một bức tranh kỳ diệu về cuộc sống. Sách không đơn thuần chỉ lànhững trang giấy mà trong đó còn chứa đựng một thế giới mà con người luôn khao khát được khám phá. Hãy cầm sách lên và đọc, bạn sẽ thấy thế giới mở ra trước mắt bạn.

Tại lễ khai mạc, Ban tổ chức đã trao tặng tổng số 416.777.000 đồng tiền sách cho các trường học, thư viện còn khó khăn, góp phần tăng cường nguồn tài nguyên thông tin, tạo môi trường đọc, học tập suốt đời cho người dân, đặc biệt là trẻ em.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.