Sách bản quyền rẻ bằng sách lậu?

Trước tình trạng sử dụng sách không bản quyền phổ biến như hiện nay, nhiều người cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của độc giả, đồng thời chống in và bán sách lậu.

04-sach-ban-11810-300.jpg

Tràn lan sách không bản quyền

Mặc dù Việt Nam đã tham gia Công ước Bern về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật; gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phải cam kết thực hiện các điều khoản của hệ thống luật pháp quốc tế, trong đó có luật bản quyền, nhưng tình trạng vi phạm bản quyền vẫn phổ biến, đặc biệt là vi phạm bản quyền sách. Hàng năm, một lượng lớn sách được xuất bản tại Việt Nam là sách dịch. Theo thống kê của Cục Xuất bản, năm 2009, nước ta nhập khẩu 155.000 tên sách. Trong đó, các cuốn sách ăn khách thường bị in lậu. Không chỉ sách dịch, sách của các tác giả trong nước cũng bị in lậu, sao chép, trong đó có sách học thuật. Phó giám đốc NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Anh Tú cho biết: “Đối tượng dùng sách của NXB chúng tôi đa phần là sinh viên. Và đây chính là một trong những loại sách bị làm lậu nhiều nhất, vì với sinh viên giá sách rẻ là lựa chọn hàng đầu. Số sách của nhà xuất bản bán ra chỉ bằng 1/10 số lượng sách tiêu thụ, nên nhuận bút của tác giả rất thấp”. Bởi vậy, trong khi ở các nước khác, người viết sách có thể trở thành triệu phú, tỷ phú, nhưng ở nước ta, chưa có người giàu nhờ viết sách, không tạo động lực cho sự sáng tạo, nghiên cứu và chia sẻ tri thức.

Theo Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam Mike Honnold: “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là công việc quan trọng trong bảo vệ tài năng sáng tạo của con người. Tôi được biết 70% sách nước ngoài ở Việt Nam là sách từ Mỹ. Việc thực hiện nghiêm túc luật bản quyền không chỉ đem lại lợi ích cho các tác giả Mỹ mà còn đem lại lợi ích cho chính độc giả Việt Nam. Nếu độc giả không thực hiện luật bản quyền, thì các tác giả Mỹ sẽ không bán sách, bán trí tuệ cho Việt Nam nữa...”

Trong điều kiện khoa học, kỹ thuật phát triển, sách lậu được làm rất nhanh, giống như sách có bản quyền. Là một độc giả rất hay mua và đọc sách, bà Nguyễn Thị Lan Minh chia sẻ: “Nhiều khi, tôi cũng không biết đâu là sách thật, đâu là sách giả. Tôi chỉ thấy giá rẻ thì mua, những quyển sách đó cũng giống với những sách khác”. Tuy vậy, cũng có một bộ phận không nhỏ độc giả nhận biết được sách không có bản quyền, nhưng vẫn chọn mua vì nhiều lý do, phần lớn là tài chính. Bởi với sách không bản quyền, dù chất lượng kém, nhưng cũng không ảnh hưởng đến lượng tri thức chứa trong đó.

Sách bản quyền có thể rẻ bằng sách lậu?

Tại một số nước, trên sách phát hành thường có dòng bản quyền, nếu ai sao chép bị coi là cố tình vi phạm. Ở Việt Nam, một số nhà xuất bản có các biện pháp như sử dụng mã vạch, tem nhãn... Nhưng theo Trưởng phòng Thông tin, Cục Bản quyền Bùi Nguyên Hùng: “Vấn đề bản quyền sách được thực hiện một cách nghiêm túc khi các nhà xuất bản, nhà sách có quyền hợp pháp với các cuốn sách và đầu tư hướng tới sự chuyên nghiệp về bản quyền. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bản quyền. Cục Bản quyền đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông, đã liên kết xuất bản các ấn phẩm về bản quyền, và sắp tới sẽ xuất bản bộ truyện tranh giáo dục về bản quyền cho thanh niên”.

Tuyên truyền giúp độc giả nâng cao nhận thức về sách bản quyền, tôn trọng người sáng tạo ra tri thức cũng là điều cần làm trong hoàn cảnh hiện tại. Nhưng, biện pháp này chưa đạt được kết quả như mong đợi, khi thu nhập của đại đa số người dân vẫn còn thấp. Ông Nguyễn Anh Tú góp ý: “Nhà nước cần thực hiện nghiêm các biện pháp nhằm chống in và bán sách lậu. Hiện nay, khi phát hiện sách lậu, chúng ta mới chủ yếu dùng biện pháp tịch thu sách, phạt hành chính, chưa đủ sức răn đe, mà cần sử dụng các biện pháp mạnh hơn như tịch thu máy in sách lậu... Khi sách lậu không còn, sách bản quyền tiêu thụ nhiều hơn, giá thành sách sẽ rẻ hơn. Chúng tôi đã nhiều lần nói chuyện với sinh viên, và cam kết, nếu 100% sinh viên sử dụng sách thật, nhà xuất bản sẽ giảm giá sách bằng giá sách lậu hiện nay”.

Đồng tình với ý kiến trên, Giám đốc công ty cổ phần sách Thái Hà Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: nếu không có sách giả, sách bản quyền chắc chắn sẽ tiêu thụ được và với giá cả rất phù hợp. Hiện nhà sách chỉ in 1.000-2.000 bản với mỗi đầu sách, nhưng bán mãi không hết, dù cuốn sách rất ăn khách.

Văn hóa

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.