Phát triển du lịch phố cổ Hà Nội

Hà Nội đang điều chỉnh lần cuối dự thảo Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 với 6 khu vực trọng điểm, trong đó khu vực phố cổ tại quận Hoàn Kiếm được xác định là trọng tâm. Làm thế nào để đưa giá trị văn hóa truyền thống của phố cổ Hà Nội thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đang là câu hỏi lớn.

Khu phố cổ Hà Nội là di sản văn hóa đặc biệt có giá trị được xếp hạng cấp quốc gia 2004. Đây là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc trưng của kinh thành Thăng Long xưa. Tuy nhiên, theo kết quả một cuộc khảo sát do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với sinh viên trường Đại học Paris, Pháp thực hiện về nhu cầu của khách du lịch qua 80 công ty du lịch hàng đầu Việt Nam và 165 khách quốc tế, phần lớn khách đến phố cổ Hà Nội là do tò mò; lượng khách du lịch thuần túy quay trở lại rất thấp. Nguyên nhân được chỉ ra là họ biết đến phố cổ Hà Nội với 36 phố phường mang tên các ngành, hàng, nhưng thực tế hiện còn rất ít, chỉ có một số tuyến phố chuyên nghề như Hàng Bạc, Hàng Mã, Hàng Gai… Nhiều tuyến phố giờ bày bán hàng Trung Quốc và đó không phải là điều họ muốn thấy khi đến đây. Đồng thời, ngoài múa rối nước, hiện chưa có các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống giới thiệu tới khách du lịch nếu họ ở lại dài ngày.

Phố cổ Hà Nội Sơn dầu của Bùi Xuân Phái
Phố cổ Hà Nội Sơn dầu của Bùi Xuân Phái

Từ kết quả khảo sát trên, Phó trưởng Ban quản lý Phố cổ Hà Nội Phạm Tuấn Long kiến nghị: để phục vụ du lịch, các đơn vị hữu quan cần khai thác giá trị truyền thống của phố nghề Hà Nội. Dưới tác động của kinh tế thị trường, nhiều phố nghề giờ đã trở thành phố thương mại, tuy nhiên vẫn còn một số phố giữ được nghề truyền thống như làm đàn, trống, quạt, nón… và cần có kế hoạch khôi phục, gìn giữ. Mỗi phố nghề nên giữ lại một vài địa điểm để giới thiệu với khách. Bên cạnh đó, quận và thành phố tiếp tục khôi phục, tôn tạo các đình tổ nghề tại phố cổ. Đây có thể coi là nét đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội với hơn 50 đình thờ tổ nghề còn được lưu giữ. Thực tế cho thấy, sau khi khôi phục đình thờ tổ nghề 44 Hàng Bạc, nhiều khách du lịch quốc tế sau khi đến đây đã về 4 làng nghề làm bạc, kim hoàn tại Bắc Ninh, Thái Bình, ngoại thành Hà Nội để tìm hiểu sâu hơn nguồn gốc của nghề này. Đây là hướng liên kết phát triển tour đình tổ phố nghề và làng nghề cần nhân rộng.

Theo đại diện các doanh nghiệp lữ hành đóng trên địa bàn, lý do khách một đi không trở lại khu phố cổ còn do vệ sinh môi trường, giao thông bất cập, nạn chèo kéo khách… Về điều này, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch Nguyễn Thanh Hương góp ý: quận Hoàn Kiếm cần quan tâm hơn vấn đề an toàn cho khách, vệ sinh môi trường. Các phường và tổ dân phố cần hình thành văn hóa ứng xử với khách cũng như có biện pháp hạn chế nạn đeo bám khách. Các ngành hàng, nghề truyền thống lập phường hội để không cạnh tranh theo hướng triệt hạ nhau mà hướng tới cùng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để giữ chân khách.

Mảng dịch vụ du lịch đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của quận Hoàn Kiếm (năm 2011 chiếm 96,4%) và tập trung ở khu phố cổ Hà Nội, nhưng làm sao để phát triển mạnh dịch vụ du lịch đang là trăn trở của lãnh đạo quận. Trên địa bàn có hơn 300 khách sạn từ 1 - 5 sao nhưng phần lớn là khách sạn 1 - 2 sao nên chất lượng dịch vụ còn nhiều bất cập. Về hạ tầng, sau đợt kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, 72/76 tuyến phố trong khu phố cổ đã được cải tạo nhưng vẫn chật hẹp. Giải pháp khi phát triển du lịch tại khu phố cổ là sẽ hình thành các tuyến phố đi bộ. Đồng thời, bên cạnh các di tích phát huy hiệu quả như 87 Mã Mây, 38 Hàng Đường, 28 Hàng Buồm và tuyến phố Tạ Hiện, thời gian tới sẽ tiếp tục cải tạo phố Lãn Ông, triển khai đề án cải tạo mặt đứng tuyến phố Hàng Bạc. Để khai thác giá trị văn hóa truyền thống khu phố cổ, quận Hoàn Kiếm đang triển khai đề án phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch trong khu phố cổ; khôi phục phố nghề Kim Hoàn - Hàng Bạc; mở rộng không gian đi bộ trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm...

Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch đang cùng Sở VH, TT và DL Hà Nội hoàn chỉnh bản quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, trong đó có khu vực phố cổ. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch Hà Văn Siêu cho rằng: khu phố cổ Hà Nội về cơ bản hạ tầng khá hoàn thiện, vấn đề ở đây là nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo sản phẩm để giữ chân khách du lịch. Việc mở rộng không gian phố cổ theo hướng phố đi bộ sẽ biến nơi đây thành nơi giao lưu, tìm hiểu nét văn hóa truyền thống đặc trưng giữa cư dân bản địa và du khách. Bên cạnh đó, thành phố cần quan tâm hơn nữa tới công tác thông tin chi tiết về sản phẩm du lịch như địa điểm tham quan, ẩm thực, phương tiện dành cho khách du lịch...

Văn hóa

Nối tiếp mạch nguồn quan họ
Văn hóa - Thể thao

Nối tiếp mạch nguồn quan họ

Truyền dạy quan họ cho lớp măng non không chỉ là giữ gìn một di sản nghệ thuật mà còn là hành trình nuôi dưỡng giá trị văn hóa trong thế hệ trẻ; đó là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, mạch nguồn của sự phát triển bền vững.

Rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường.
Văn hóa

Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025

Đêm 11.2 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 đã được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm. Nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường được coi là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của đêm Khai ấn.

Hòa nhạc “Bốn mùa tình yêu”
Văn hóa - Thể thao

Hòa nhạc “Bốn mùa tình yêu”

Hòa nhạc Four Seasons of Love - Bốn mùa tình yêu như lời thì thầm dịu dàng của âm nhạc, đưa khán giả vào hành trình khám phá những cung bậc cảm xúc tinh tế, khi mùa xuân vừa khẽ chạm vào đất trời.

Tiếng ai xanh cả khung trời…
Văn hóa - Thể thao

Tiếng ai xanh cả khung trời…

Thơ ca không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là biểu hiện tinh hoa của tâm hồn con người và văn hóa dân tộc. Dưới ánh sáng của thơ ca, đời sống trở nên phong phú, tươi đẹp hơn; những giá trị quốc gia cũng theo đó mà soi tỏ, cộng hưởng...

Quang cảnh tế lễ rước cá (Phan Phương)
Văn hóa - Thể thao

Lễ rước nước, tế cá tại Đền Trần

Trong chương trình tổ chức lễ hội Đền Trần đã đã diễn ra lễ rước nước, tế cá tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Đây là một nghi thức trong chương trình Lễ hội khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Tiếp cận toàn diện, nhìn nhận thấu đáo để giữ gìn bản sắc lễ hội
Văn hóa - Thể thao

Tiếp cận toàn diện, nhìn nhận thấu đáo để giữ gìn bản sắc lễ hội

Hoạt động lễ hội truyền thống đang dần đi vào nền nếp, song vẫn chưa được như kỳ vọng; theo PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, cần có cái nhìn thấu đáo, phối hợp chặt chẽ để lễ hội giữ được bản sắc, mãi là một phần thiêng liêng trong tâm thức người Việt.

Cục Di sản văn hóa đề nghị Bắc Giang kiểm tra thực tế di tích chùa Vẽ sau vụ cháy
Văn hóa - Thể thao

Cục Di sản văn hóa đề nghị Bắc Giang kiểm tra thực tế di tích chùa Vẽ sau vụ cháy

Chiều tối 10.2, liên quan đến vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Trần Đình Thành đã ký Công văn số 101/DSVH-DT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang yêu cầu đề xuất phương án xử lý.

Lễ hội Khai ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025 tổ chức từ ngày 8-13.2 (tức từ 11-16 tháng Giêng)
Văn hóa

Nhiều nét mới tại lễ khai ấn Đền Trần Nam Định

Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định được tổ chức vào dịp đầu Xuân hàng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của vương triều nhà Trần.