Đạo diễn Phạm Hoàng Nam

“Nghệ thuật thị giác can thiệp quá sâu vào âm nhạc”

Định cư tại Canada từ nhiều năm nay nhưng đạo diễn Phạm Hoàng Nam vẫn về nước như cơm bữa vì độ đắt sô thậm chí còn “căng” hơn trước. Lần này, là tổng đạo diễn “Thời gian” - tour xuyên Việt của Mỹ Linh, vừa kết thúc vào tối qua, 18.8.

Về nước để gặp những “khao khát làm mới”

- Liên tục “phủ sóng” các show lớn suốt từ Nam tới Bắc, Phạm Hoàng Nam xem ra còn lâu mới chịu “rửa tay gác kiếm”, dù đã... có thẻ xanh?

“Trên cái nền chung ấy, nhạc Việt lại có những chuyển động quá chậm chạp. Những cái tên trước đây là trụ cột, tới giờ này vẫn đang tiếp tục là trụ cột. Lớp trẻ dù xuất hiện thêm những cái tên hot nhưng vẫn bị hút về phía thương mại, thị trường nhiều quá, chủ yếu chạy theo trào lưu hơn là hồ hởi mà bình tĩnh tạo ra được những dấu ấn riêng trong sáng tạo...”

- Thật ra thì theo luật định của nước bạn, một năm tôi sẽ không được ở đấy quá 6 tháng. Vì vậy mà ít nhất tôi sẽ có nửa năm làm việc tại Việt Nam, nhưng trên thực tế là gần như phải “động não” quanh năm vì việc gối việc, show nối show. Cũng may qua đây đỡ tụ tập, đàn đúm hơn nên cũng dồn được nhiều thời gian cho công việc hơn.

- Cái nhìn từ bên ngoài có giúp được anh nhiều trong việc làm mới mình?

- Hẳn nhiên là có chứ! Điều giá trị nhất là qua đây, mình có điều kiện được xem nhiều show đẳng cấp hơn tại Bắc Mỹ, một thị trường biểu diễn thuộc hàng sôi động trên thế giới, là nơi phô diễn các ý tưởng sáng tạo tân tiến nhất, từ concept, nội dung đến công nghệ tổ chức biểu diễn... Do đó mà tầm nhìn cũng mở mang hơn, có điều kiện “mục sở thị”, cập nhật cái mới hơn, và các ý tưởng do đó cũng dễ sinh sôi nảy nở trong đầu mình hơn. Tới lúc mang được nó về nước, gặp được những khao khát làm mới của những bạn nghề thân thiết, những cộng sự lâu năm..., lại thêm lần nữa tăng nguồn hứng khởi.


- Thêm lần nữa trở lại vai trò tổng đạo diễn cho tour xuyên Việt của diva nhạc Việt, ấn tượng còn lại sau 12 năm về Mỹ Linh Tour’06 là gì?

- Nó là vẻ đẹp của khát vọng tuổi trẻ. Mỹ Linh và Anh Em lúc đó mới “bập” vào nhau, cả trong tình riêng lẫn tình nghề, với tất thảy những xúc cảm tươi mới đã được họ nồng nhiệt thổi vào album “Tóc ngắn” - một bước ngoặt hoàn toàn mới trong sự nghiệp của diva và phải nói là hoàn toàn khác lạ so với những gì trước đó tôi từng được nghe từ các album nhạc Việt. Riêng với Anh Em thì chúng tôi còn có thêm một sự đồng cảm nữa, đó là từng cùng học ở Nga, từng có những năm tháng tuổi trẻ sôi nổi ở trời Âu, từng cùng nghe một thứ nhạc và có chung một tư duy âm nhạc.

Những đồng cảm thích thú quả nhiên đã đưa tới những thăng hoa đáng kể trong sáng tạo. Trong tính toán đầy hứng khởi của chúng tôi, sự mới mẻ táo bạo trong âm nhạc của “Tóc ngắn”, “Chat với Mozart 1” nhất thiết phải được cộng hưởng bằng một sân khấu phá cách. Sân khấu của Mỹ Linh Tour’06 vì thế hiện ra như một... dàn giáo, với tất cả những hình khối, chất liệu xù xì, góc cạnh nhất; cái mà thường người ta giấu đi, thì mình lại đem phô ra, nhấn mạnh. Giờ thì kiểu làm đó đã trở nên thông dụng nhưng 12 năm trước nó là thứ đập vào mắt đấy! Chính trên cái font vẻ như thô ráp và khô cứng ấy, diva của chúng ta lại trông càng trở nên mềm mại và nữ tính, ngọt ngào và tươi mới. Cùng đó, là sự “nổi loạn” của âm nhạc: R&B trên nền nhạc cổ điển, giọng rap của Kim hòa điệu cùng violon...

Thành công nhất của Mỹ Linh Tour’06 theo tôi chính là đã mạnh dạn đưa ra được một xu hướng âm nhạc mới, một ví dụ đầy thuyết phục về sự mix, sự “trộn”, cả về âm nhạc lẫn tạo hình sân khấu, đúng như slogan của nó: “Âm nhạc không biên giới”, mà về sau đó đã dần trở nên phổ biến tại Việt Nam.

- Vậy 12 năm sau, khi đã thiếu đi lực hút quan trọng là “hiệu ứng lần đầu”, Mỹ Linh Tour 2018 liệu đã “trộn” những gì, trong sắp xếp của anh và Anh Em?

- Nếu như ở tour’06, là khao khát khẳng định mình, khao khát để lại những ảnh hưởng tích cực lên các khán giả trẻ bởi một thứ âm nhạc mới mẻ, phá cách, được làm ra bằng chính nhiệt huyết của một tập hợp những người trẻ đang yêu, và vừa về nước..., thì giờ đây, lại là một tâm thế khác. Tâm thế của những người đã biết rõ mình là ai và nhìn rõ hơn bao giờ con đường đi của mình; là một Mỹ Linh đằm thắm và từng trải hơn; một Anh Em lão luyện hơn và cố kết hơn; không chỉ muốn vẽ lên bức chân dung đậm nét về diva mà còn là chân dung của những người trẻ khác như Mỹ Anh (song ca cùng mẹ), như Anna (đã tham gia tích cực trong việc giúp làm mới “Chat với Mozart 2”), cùng những người bạn học của Anna từ trường âm nhạc danh tiếng Berklee (chơi kèn và trống)...

Khác với Mỹ Linh Tour’06, sân khấu của Mỹ Linh Tour 2018 vì vậy thiên về tối giản gần như tuyệt đối, để dành không gian tối đa tôn vinh, “đánh sáng” ban nhạc, những người bạn đường lâu năm và hiểu diva của chúng ta hơn bất kỳ ai...

“Nhạc Việt đang chuyển động quá chậm chạp”

- Định cư ở Canada, thường những show như thế nào thì đủ sức gọi anh về nước?

- Bên cạnh các show ca nhạc, tôi còn nhận được lời mời làm tổng đạo diễn các chương trình lễ hội, nhưng tôi không quá mặn mà, nếu như không muốn nói là gần như chẳng bao giờ nhận lời. Canaval Hạ Long vừa qua là một ngoại lệ hiếm. Thường tôi chỉ nhận làm khi chương trình hội đủ 3 yếu tố: Người đặt hàng phải có gu, phải cùng muốn hướng tới cái mới mẻ, và cuối cùng là có đủ kinh phí để thực hiện nó.

- Là một trong những người đầu tiên thực hiện các video ca nhạc và hiện vẫn đang tiếp tục là một đạo diễn đắt show, quan sát của anh về dòng chảy trước nay của nhạc Việt?

- Nhìn trên diện rộng thì cả trong âm nhạc lẫn nghệ thuật tạo hình... cũng đã trải qua những thay đổi “ghê gớm” đấy! Nếu một bài hát trước đây người ta chủ yếu quan trọng giai điệu, ca từ thì giờ đây, người ta còn chú ý cả tốc độ của nó nữa. Một ca khúc thậm chí chỉ cần “nhay đi nhay lại” một cụm từ có khi cũng đã là quá đủ, ăn thua là tiết tấu của nó có đủ sức dẫn dụ người nghe không. Nếu trước đây âm nhạc đi từ tai đến mắt thì giờ là ngược lại, từ mắt đến tai. Nghệ thuật thị giác quả thực đang can thiệp quá sâu vào âm nhạc, khiến các giá trị nghe - nhìn đôi khi bị đánh lẫn, gây ngộ nhận, ảo giác. Vòng đời một tác phẩm quá ngắn, nếu trước đây một bài hit có thể hát từ năm này qua năm khác thì giờ giỏi lắm tính bằng tháng. Sự ganh đua ảo quá kinh khủng, một bài hát muốn được coi là hay thì phải được quy ra bao nhiêu lượt like, lượt share chứ không hẳn được nghe một cách điềm tĩnh như trước. Band nhạc đang dần biến mất, sự tinh tế và trí tưởng tượng ngày càng bị đe dọa bởi cái tiện dụng của nhạc số và điện thoại thông minh...

Trên cái nền chung ấy, nhạc Việt lại có những chuyển động quá chậm chạp. Những cái tên trước đây là trụ cột, tới giờ này vẫn đang tiếp tục là trụ cột. Lớp trẻ dù xuất hiện thêm những cái tên hot nhưng vẫn bị hút về phía thương mại, thị trường nhiều quá, chủ yếu chạy theo trào lưu hơn là hồ hởi mà bình tĩnh tạo ra được những dấu ấn riêng trong sáng tạo. Nhiều ca sĩ trẻ đi hát không vì đam mê âm nhạc mà chỉ đơn thuần là vì muốn nhanh nhanh chóng chóng nổi tiếng. Các pha kết hợp vẻ như “bất thường” cũng không hẳn là cái mới. Hầu hết đêm nhạc, kể cả các show lớn vẫn chưa đủ sức khiến người ta bay lên, “lịm đi” như người “phê thuốc” mà thường mới chỉ ở mức “bay là là”, hoặc bay lên chút rồi rơi xuống vì chạm chưa tới... - quả đáng tiếc!

- Xin cảm ơn anh!

Văn hóa

Họa sắc xưa, tinh thần nay
Văn hóa - Thể thao

Họa sắc xưa, tinh thần nay

Không chỉ là di sản, lưu giữ ký ức ngàn đời, tranh dân gian vẫn đang viết tiếp câu chuyện của mình khi trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận trong cuộc sống hiện đại.

Khắc họa chân dung của mùa Xuân
Văn hóa - Thể thao

Khắc họa chân dung của mùa Xuân

Khi các nghệ nhân làng đào tất bật tỉa tót những gốc đào chuẩn bị mùa Tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại chuyên tâm chăm chút từng bông hoa đào phơi phới trong hội họa; anh tâm sự mình đã tìm tòi, thể nghiệm qua nhiều đề tài khác nhau nhưng chỉ đến khi vẽ hoa đào mới mang lại cho anh nhiều xúc cảm hơn cả.

95 mùa xuân và các kỷ nguyên của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

95 mùa xuân và các kỷ nguyên của dân tộc

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025), chương trình chính luận nghệ thuật “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” lần thứ 19 với chủ đề “95 mùa xuân và các kỷ nguyên của dân tộc” sẽ diễn ra vào 20h10, ngày 22.1, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Trao chứng nhận cho các họa sĩ
Văn hóa - Thể thao

Họa sĩ trẻ "vẽ con rắn"

Trong không khí chuẩn bị bước sang năm mới Ất Tỵ 2025, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp TiredCity và cộng đồng họa sĩ minh họa trẻ Vietnam Local Artist Group khai mạc triển lãm "Vẽ con rắn" mang đến cảm xúc thú vị về rắn, con giáp thứ 6 trong 12 con giáp của văn hóa Việt Nam.

Những "bữa tiệc" điện ảnh được coi là cơ hội thúc đẩy ngành công nghiệp làm phim và du lịch
Văn hóa

Sức nóng thảm đỏ và tình yêu điện ảnh

Một trong những kết quả nổi bật triển khai Luật Điện ảnh 2022 là việc chủ động, tích cực tổ chức liên hoan phim của các địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Tuy nhiên, để duy trì chất lượng và sức hút của các liên hoan phim không đơn giản. Bởi không chỉ là thảm đỏ lộng lẫy với các ngôi sao danh tiếng hay những buổi chiếu phim đông khán giả, phía sau mỗi liên hoan phim còn là câu chuyện về kinh phí, công tác tổ chức, chọn phim…