60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - quyết định lịch sử

Quyết định lịch sử mở chiến dịch Điện Biên Phủ là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố: sự lãnh đạo chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo, quyết đoán, kịp thời của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh; sự đồng tâm nhất trí, đoàn kết một lòng, dồn toàn lực cho chiến thắng ở giai đoạn cuối cuộc kháng chiến. Đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình và lâu dài của Đảng đã được thể hiện rõ ràng nhất, có sức thuyết phục nhất bằng quyết định lịch sử này.

...Ngày 20.11.1953, trong khi cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên, được Bộ Tổng tư lệnh triệu tập, đang dự cuộc họp phổ biến kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954, thì Tướng Navarre vội vã tung 6 tiểu đoàn lên chiếm đóng Điện Biên Phủ. Sự bị động đối phó của Pháp bắt đầu bộc lộ. Mặc dù Bộ chỉ huy Pháp lúc đó vừa kết thúc chiến dịch Hải Âu với 32 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh, thiết giáp tham chiến, có cả hải quân và không quân yểm trợ, đánh vào khu vực Rịa, Nho Quan và phía Bắc Thanh Hóa, đang tỏ ra chủ quan về cái gọi là giành lại được “sự chủ động” trên chiến trường, nhưng chỉ cần một hoạt động tác chiến của ta đang triển khai một cách bình thường như vậy đã khiến kế hoạch của Bộ chỉ huy Pháp bị đảo lộn, buộc phải quay sang đối phó.

Tranh cổ động của Nguyễn Phúc Khôi
Tranh cổ động của Nguyễn Phúc Khôi
Động thái này của quân Pháp, với việc bị động chấp nhận cuộc quyết đấu ở Điện Biên Phủ, càng minh chứng cho chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt, nhạy bén khi đề ra kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954, lại càng tỏ rõ sự đúng đắn, quyết đoán kịp thời khi quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, dồn toàn lực cho trận đánh quyết định này. Quyết định chọn Điện Biên Phủ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông qua báo cáo và sự chuẩn bị, xây dựng kế hoạch chiến dịch của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu, dựa trên các căn cứ sau:

Một là, cuộc kháng chiến đã lớn mạnh, đang ở giai đoạn liên tiếp mở ra các chiến dịch chủ động tiến công quân Pháp. Thế và lực của cuộc kháng chiến đến thời điểm đó cho phép mở trận quyết chiến chiến lược để giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh.

Hai là, mặc dù so sánh lực lượng về quân sự còn thua kém địch cả về quân số (ta 290.000/địch 449.000), vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh, nhưng trình độ và kinh nghiệm tác chiến của bộ đội đã được nâng lên rất nhiều. Hình thức phòng ngự kiểu tập đoàn cứ điểm tuy bộ đội ta chưa đánh thắng được nhưng không phải là hoàn toàn mới mẻ và không thể đánh thắng được, một khi có cách đánh phù hợp, có pháo binh hạng nặng và tập trung ưu thế binh lực áp đảo địch trong phạm vi một chiến dịch.

Ba là, Bộ chỉ huy quân Pháp đã tỏ rõ sự bị động về chiến lược và chiến dịch khi đem một lực lượng lớn quân cơ động tinh nhuệ lên địa bàn Điện Biên Phủ xa xôi, chỉ có thể tiếp tế bằng đường không, tổ chức phòng ngự, chờ bộ đội ta tiến công để đối phó lại. Đây là một tính toán sai lầm của Tổng chỉ huy Navarre dựa trên sự đánh giá sai lầm và chủ quan về khả năng tiến công của đối phương, mà ta có thể lợi dụng để đánh bại kẻ thù bằng ý chí quyết tâm, tinh thần dũng cảm của toàn quân, toàn dân.

Bốn là, chủ trương của Đảng, căn cứ vào thực tiễn chiến trường, không phải và không thể đánh tiêu diệt hoàn toàn đạo quân Pháp xâm lược, mà tập trung lực lượng vào một đòn quyết định nhằm đánh sụp ý chí tiếp tục chiến tranh, buộc Bộ chỉ huy Pháp phải thừa nhận một thực tế là không thể thắng Việt Nam bằng sức mạnh quân sự. Thực tế là, sau thất bại ở Điện Biên Phủ, toàn bộ hơn 16.000 quân địch phòng thủ trong tập đoàn cứ điểm này bị tiêu diệt, bị thương, bị bắt sống tuy chỉ chiếm 4% tổng binh lực của đội quân viễn chinh Pháp và quân đội các quốc gia liên kết (thân Pháp hoặc do Pháp chỉ huy) ở Đông Dương, nhưng ý chí xâm lược đã hoàn toàn bị tiêu tan bởi hình thức phòng ngự cao nhất của Pháp cuối cùng đã bị đánh bại.

Nguồn: Cục văn hóa cơ sở
Nguồn: Cục văn hóa cơ sở

Năm là, Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn quân, toàn dân đều thể hiện sự quyết tâm chiến đấu cao, lòng tin vào thắng lợi. Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh đã dự kiến các tình huống, những hạn chế, khó khăn có thể xảy ra cũng như những yêu cầu thực tế đặt ra phải giải quyết cả về cách đánh tập đoàn cứ điểm, huy động tập trung lực lượng, bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho tác chiến dài ngày, đường sá, cũng như việc kéo pháo vào trận địa... Đây là kết quả của những cố gắng nằm ngoài sức tưởng tượng của Bộ chỉ huy Pháp nhưng lại nằm trong khả năng thực hiện của quân và dân ta.

Sáu là, quyết định thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch từ “đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”, khi tình hình mặt trận đã thay đổi, địch đã tăng cường lực lượng và bố phòng kiên cố, khi khả năng đánh bại tập đoàn cứ điểm chưa bảo đảm chắc chắn, cũng là một quyết định lịch sử, góp phần to lớn vào thắng lợi cuối cùng.

Bảy là, quyết định chọn Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược còn mang ý nghĩa lịch sử ở chỗ: đây là đòn phối hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao rất nhịp nhàng, đúng lúc và hiệu quả. Tháng 11.1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn báo Thụy Điển Expressen, đưa ra khả năng đàm phán ngoại giao để giải quyết cuộc chiến tranh. Tháng 1.1954, hội nghị bốn nước lớn họp tại Berlin quyết định triệu một hội nghị quốc tế tại Geneva vào ngày 26.4.1954 để bàn việc giải quyết vấn đề Triều Tiên và cuộc chiến tranh Đông Dương.

Một sự tình cờ thú vị, theo lịch trình, hội nghị Geneva bàn về chiến tranh Đông Dương sẽ họp vào ngày 8.5.1954, thì chiều ngày 7.5, quân và dân ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tạo điều kiện rất thuận lợi cho cuộc đàm phán.

Quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đó sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh, còn là một đòn đánh mang tính quyết định vào ý đồ của Chính phủ Pháp ở Paris và Bộ chỉ huy Pháp ở Đông Dương hòng giành một thắng lợi quân sự để bước vào đàm phán trên thế mạnh, rút ra khỏi cuộc chiến tranh hao người, tốn của “trong danh dự”.

Văn hóa

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26.4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc
Văn hóa

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc

“Kỷ Nguyên Nhựa” không chỉ là một triển lãm nghệ thuật thị giác, mà còn là hành trình khám phá đầy màu sắc về một phần ký ức tuổi thơ – nơi những món đồ chơi nhựa từng mang đến niềm vui vô tận giờ được nhìn lại qua lăng kính nghệ thuật. Triển lãm khơi gợi sự tò mò, mở ra cuộc đối thoại nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về vai trò của nhựa trong đời sống hiện đại.

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức chuỗi lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch sôi động, trải dài từ thành phố biển đến các địa phương. Những sự kiện đặc sắc như đại nhạc hội, lễ hội khinh khí cầu, liên hoan diều nghệ thuật không chỉ tri ân lịch sử mà còn mở ra “mùa vàng” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024
Văn hóa - Thể thao

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024

Là một trong những thí sinh lọt chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Thiếu úy Trần Ngọc Châu Anh không chỉ sở hữu vẻ đẹp hình thể ấn tượng mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu đất nước, trách nhiệm và phẩm chất kiên cường của thế hệ trẻ.

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình
Văn hóa

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia Sự thật và Omega Việt Nam hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris.

"Mối giao cảm" của Tina Merandon
Văn hóa - Thể thao

"Mối giao cảm" của Tina Merandon

Nhằm khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa con người và động vật trong cuộc sống hàng ngày, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Mối giao cảm giữa con người và động vật" của nghệ sĩ người Pháp Tina Merandon, trong khuôn khổ chương trình Nghệ sĩ lưu trú Villa Saigon 2025.

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách
Văn hóa - Thể thao

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách

Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 được tổ chức tại Thư viện Quốc gia Việt Nam có chủ đề "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" nhằm khẳng định vai trò to lớn của sách trong bồi đắp tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc.

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu
Văn hóa - Thể thao

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu

Vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, di sản kiến trúc trầm mặc, nét đặc sắc của phong tục tập quán và sự bình dị của đời sống trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, dẫn người xem vào chuyến du ngoạn qua ba miền đất nước thông qua những nét vẽ, mảng màu sinh động.

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt trên cả nước, mang đậm dấu ấn lịch sử, nghệ thuật và lòng tự hào dân tộc.