Luật Điện ảnh (sửa đổi) với việc phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam

Chiều 15.10, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông tổ chức tọa đàm Luật Điện ảnh (sửa đổi) với việc phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam.

Tham dự tọa đàm có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng, Phó cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Thu Hà, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp điện ảnh, hiệp hội...

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, tại các đầu cầu: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Singapore.

Các đại biểu tham dự tọa đàm tại đầu cầu Hà Nội Ảnh: Quang Khánh
Các đại biểu tham dự tọa đàm tại đầu cầu Hà Nội 
Ảnh: Quang Khánh

4 định hướng lớn xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng cho biết: Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 2 sắp tới, và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5.2022. Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) bảo đảm quán triệt, bám sát 4 định hướng lớn.

Thứ nhất, tạo hành lang pháp lý để phát triển ngành điện ảnh theo hướng vừa là một ngành nghệ thuật sáng tạo, vừa là ngành kinh tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy ngành công nghiệp điện ảnh phát triển trong tổng hòa mối quan hệ với nhiều ngành nghề khác (du lịch, vui chơi, giải trí, truyền thông…).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng cho biết có 4 định hướng lớn đối với việc xây dựng dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) Ảnh: Quang Khánh
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng cho biết có 4 định hướng lớn đối với việc xây dựng dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi)
Ảnh: Quang Khánh

Thứ hai, các quy định, chính sách pháp luật bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh; nâng cao hưởng thụ văn hóa của người dân.

Thứ ba, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội, huy động các nguồn lực, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng chuyển đổi số để phát triển ngành công nghiệp điện ảnh.

Thứ tư, Luật ban hành phải phù hợp, đồng bộ, khả thi khắc phục tình trạng luật khung, luật ống; chính sách đưa ra phải đánh giá kỹ lưỡng, gắn với nguồn lực thực hiện.

Phó Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Nguyễn Quốc Thắng phát biểu khai mạc tọa đàm Ảnh: Quang Khánh
Phó Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Nguyễn Quốc Thắng phát biểu khai mạc tọa đàm
Ảnh: Quang Khánh

Cơ hội kinh tế từ dịch vụ VOD

Các diễn giả đã trao đổi về xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo và cơ hội cho ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam từ dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (VOD); tầm quan trọng của chính sách với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam; và đề xuất giải pháp xây dựng khung pháp lý hài hòa thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi) để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp điện ảnh trong bối cảnh kinh tế số.

Trong báo cáo nghiên cứu Thay đổi cuộc chơi tại Việt Nam: Nền kinh tế sáng tạo và cơ hội kinh tế từ dịch vụ VOD, ông Fraser Thompson - Giám đốc Điều hành Công ty tư vấn AlphaBeta (Singapore) chia sẻ con số rất khích lệ rằng nền kinh tế sáng tạo đã và đang đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam (chiếm hơn 3% GDP, 6% việc làm và gần 4% kim ngạch xuất khẩu) với tiềm năng tăng trưởng lớn.

VOD là một hệ thống, trong đó người xem truy cập nội dung phim giải trí được lựa chọn theo nhu cầu của họ, thông qua việc sử dụng nhiều thiết bị (điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng, TV thông minh…) để truy cập internet, từ tuyển tập video có sẵn. Trong khi các công ty như Netflix và Amazon có thể đang nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này trên thế giới, một loạt nền tảng phát trực tuyến video đã được thiết lập ở châu Á và Việt Nam những năm gần đây, bao gồm Galaxy Play, iQIYI, FPT Play và SCTV Online.

Ông Fraser Thompson - Giám đốc Điều hành Công ty tư vấn AlphaBeta (Singapore) chia sẻ kinh nghiệm phát triển dịch vụ truyền hình theo yêu cầu 
Ông Fraser Thompson - Giám đốc Điều hành Công ty tư vấn AlphaBeta (Singapore) chia sẻ kinh nghiệm phát triển dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (VOD)
Ảnh: Quang Khánh

Dịch vụ VOD là một phân khúc lớn và đang phát triển trong nền kinh tế sáng tạo với tổng chi tiêu cho nội dung địa phương liên quan đến VOD tại Việt Nam lên tới 7 triệu đô la Mỹ. Con số này có thể đạt khoảng 64 triệu USD vào năm 2025. Lợi ích kinh tế, gồm cả chuỗi cung ứng, có thể gấp gần 3 lần con số này. Hơn 37.000 người tại Việt Nam có thể có việc làm vào năm 2025 nhờ khoản đầu tư vào dịch vụ VOD đó. Ngoài ra, các lợi ích từ khoản đầu tư vào dịch vụ VOD còn lan tỏa sang nhiều lĩnh vực khác, gồm cả du lịch. Các dịch vụ VOD có thể làm tăng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thêm tổng cộng 5,1 triệu lượt và tăng các khoản chi tiêu cho du lịch thêm 5,8 tỷ USD từ năm 2023 đến 2030. Ví dụ, sau khi bộ phim Kong: Skull Island quay tại Việt Nam được phát hành, ước tính lượng khách đến thăm Vịnh Hạ Long đã tăng 30%.

Trong một cuộc khảo sát trước đây của AlphaBeta đối với các giám đốc điều hành VOD, hơn 80% cho rằng môi trường đầu tư thân thiện, khung pháp lý hỗ trợ và cơ sở hạ tầng sản xuất nội dung chất lượng cao là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Việt Nam có thể học hỏi một số bài học quốc tế hữu ích trong từng lĩnh vực này để giúp thúc đẩy đầu tư VOD và hỗ trợ sự tăng trưởng của nền kinh tế sáng tạo.

Hậu kiểm, kèm theo tiêu chí phân loại chuẩn hóa

Ông Thompson cũng đưa ra một số khuyến nghị để phát triển ngành công nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Trong đó, nên thành lập các cơ quan nhà nước chuyên trách để giúp thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp sáng tạo. Giải pháp tự phân loại nội dung theo tiêu chí chuẩn hóa (hậu kiểm) là một cách tiếp cận kiểm soát hiệu quả và mạnh mẽ, phù hợp hơn với thực tế và cho phép ngành mở rộng quy mô. 

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông Nguyễn Quang Đồng phát biểu tại tọa đàm Ảnh: Quang Khánh
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông Nguyễn Quang Đồng phát biểu tại tọa đàm
Ảnh: Quang Khánh

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông Nguyễn Quang Đồng đồng tình, cho rằng, cơ chế hậu kiểm vừa đủ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, bảo đảm phim được phát hành tuân thủ các tiêu chí đánh giá của cơ quan chức năng, vừa phù hợp với thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành điện ảnh, đặc biệt là các dịch vụ VOD. Vì vậy, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đang đưa ra giải pháp rất phù hợp, đó là quy định theo hướng hậu kiểm, kèm theo tiêu chí phân loại và danh sách các hành vi bị cấm để xử lý khi phát hiện sai phạm.

Ông Đồng đề xuất coi phân loại phim là một dịch vụ; nên cho phép hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh tham gia cung cấp dịch vụ phân loại nội dung phim và Hội đồng Trung ương về thẩm định và phân loại phim sẽ đóng vai trò “cầm cân nảy mực” khi có các tranh chấp, khiếu nại về phân loại phim. Bên cạnh đó, ông Đồng cũng đề xuất bổ sung quy định phải có công cụ trực tuyến thân thiện để người dùng có thể báo cáo vi phạm một cách thuận lợi (như kinh nghiệm của Singapore).

Xây dựng hệ sinh thái dịch vụ phim

Theo ông Nguyễn Quang Đồng, công nghiệp điện ảnh Việt Nam đang phát triển theo mô hình “kim tự tháp ngược”, Nhà nước đang chú trọng vào phim điện ảnh nghệ thuật trong khi thiếu chính sách tạo thuận lợi và thúc đẩy cho phần “nền móng” - đó là hệ sinh thái dịch vụ phim nói riêng; hệ sinh thái ngành công nghiệp sáng tạo nội dung nói chung. “Kỷ nguyên kỹ thuật số mang tới cơ hội thứ 2 quý báu cho ngành công nghiệp sáng tạo, bao gồm điện ảnh. Dù Luật Điện ảnh (sửa đổi) không thể đưa vào hết các chính sách phát triển ngành; nhưng có thể tạo cú hích lớn thông qua những quy định thuận lợi và thông thoáng hơn cho doanh nghiệp và người làm sáng tạo nội dung”, ông Nguyễn Quang Đồng nói.

Theo Giám đốc điều hành Công ty Thaole Entertainment Lê Thị Phương Thảo, cần có cơ chế cởi mở, thoáng hơn để thu hút các đoàn phim quốc tế Ảnh: Quang Khánh
Theo Giám đốc điều hành Công ty Thaole Entertainment Lê Thị Phương Thảo, cần có cơ chế cởi mở, thoáng hơn để thu hút các đoàn phim quốc tế
Ảnh: Quang Khánh

Đồng quan điểm, Giám đốc điều hành Công ty Thaole Entertainment Lê Thị Phương Thảo cho hay, chúng ta cũng cần có cơ chế cởi mở, thoáng hơn mà vẫn có thể kiểm soát được. Ví dụ, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển công nghiệp điện ảnh, công ty nước ngoài muốn vào Việt Nam quay phim, nhưng do yêu cầu thủ tục, để được cấp giấy phép có thể mất hơn 1 năm. Vì vậy, thay vì quay ở Việt Nam, họ chuyển sang Thái Lan và Campuchia. "Đây chỉ là một ví dụ đơn giản. Để đưa các đoàn phim quốc tế vào Việt Nam, các quy định pháp luật phải đơn giản hơn, thông thoáng hơn", bà Thảo kiến nghị.

Giải thích rõ hơn về vấn đề này, Phó cục trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, thực tế, theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đoàn phim nước ngoài chỉ chờ trong 30 ngày là được cấp phép quay phim tại Việt Nam. Thế nhưng, các đoàn phim còn phải thực hiện theo các quy định khác như quy định tạm nhập tái xuất đối với thiết bị điện tử, quy định về việc vận chuyển…. "Do đó, muốn đẩy nhanh tiến độ cấp phép đối với đoàn phim nước ngoài, cần sự đồng bộ của tất cả các quy định, để cùng một thời gian, đoàn phim có thể xin và được cấp phép. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận được nhiều ghi nhận, cho rằng chính sách của Việt Nam đối với các đoàn phim quốc tế đã khá thông thoáng".

Văn hóa

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.