Ký ức về Trường học sinh miền Nam Nguyễn Văn Bé

Chính nhờ tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ, sự yêu thương, chăm sóc, giáo dục đặc biệt của Đảng, Nhà nước và nhân dân miền Bắc, mà hơn 3 vạn học sinh miền Nam ngày ấy đã trưởng thành, có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Năm 1968, vừa mới học hết lớp 3 tại Trường Nội trú số 1 Hà Nội sơ tán ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc (nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), tôi và em trai liền kề Trần Văn Lý vừa học xong lớp 1 cũng ở trường này, được mẹ gọi về cho đi học Trường Học sinh miền Nam mang tên Nguyễn Văn Bé, đang sơ tán ở thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Lúc đó bố tôi đang ở chiến trường Trị Thiên - Huế, một mình mẹ tôi đi làm nuôi ba anh em trai chúng tôi và bà nội. Vì quá bận rộn với công việc thời chiến, lại còn phải chăm sóc tới 4 người, nên tôi và đứa em được mẹ gửi vào Trường Nội trú số 1 Hà Nội từ năm 1965 khi tôi vào học lớp 2 còn cậu em vào học lớp mẫu giáo lớn.

Bác Hồ trong một lần thăm và nói chuyện với học sinh miền Nam Ảnh Tư liệu
Bác Hồ trong một lần thăm và nói chuyện với học sinh miền Nam
Ảnh Tư liệu

Tôi nghe mẹ kể lại là lúc đó, có một bác tên Tánh ở Ban Thống nhất Trung ương đến gặp gia đình và giới thiệu chính sách của Nhà nước chăm lo việc nuôi dạy, học hành cho con cái của những cán bộ đi chiến trường miền Nam (“đi B”) song hành với việc thực hiện chính sách đối với học sinh miền Nam trên đất Bắc. Thế là mẹ đồng ý làm đơn gửi chúng tôi vào Trường Học sinh miền Nam Nguyễn Văn Bé với hy vọng con cái sẽ ở xa nơi bom đạn, an toàn hơn.

Một ngày cuối hè năm 1967, bọn trẻ con chúng tôi được tập trung lên xe ca tại đường Trần Quang Khải, gần cầu Long Biên, để đi lên cửa khẩu Hữu nghị quan, Lạng Sơn, rồi qua Trung Quốc.

Khu giáo dục Học sinh miền Nam Quế Lâm chính thức được thành lập ngày 19.8.1967, gồm các trường cấp 1, 2, 3 Nguyễn Văn Bé, Trường cấp 1, 2, 3 Dân tộc và Trường Nhi đồng Võ Thị Sáu… Hai anh em chúng tôi vào học lớp 2 và lớp 4 Trường cấp 1 Nguyễn Văn Bé. Hồi đó có 2 lớp 4 và tôi học lớp 4B do thầy Nguyễn Sĩ Đọc làm giáo viên chủ nhiệm, má Phúc làm bảo mẫu. Em tôi học lớp 2 ở dãy nhà đối diện, cách nhau cái sân bóng rổ.

Cùng học với tôi phần lớn là các bạn trẻ em miền Nam vượt Trường Sơn ra Bắc và đã học tại nhiều trường học sinh miền Nam nằm rải rác ở một số tỉnh phía Bắc. Có lẽ tôi là một trong số rất ít học sinh đi từ Hà Nội. Bạn Trần Đình Vân, hiện đã nghỉ hưu ở Đà Lạt, nhớ lại, tôi trông “trắng và ẻo lả”, khác hẳn với các bạn khác đã có thâm niên tại các trường học sinh miền Nam. Theo như bạn Hồ Ngọc Sơn kể thì lớp trưởng của chúng tôi là bạn Phạm Long Trận, sau này là Chủ tịch Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Bạn Hồ Ngọc Sơn được đưa ra Bắc khi còn ở tuổi nhi đồng, từ vùng căn cứ cách mạng phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Do ở với đồng bào dân tộc ít người, hoàn cảnh quá khó khăn, khi nhập trường, bạn chỉ biết ăn sắn, các thầy cô giáo rất thương và được cô Thơm nhận làm con nuôi. Khi đó, tuy còn rất nhỏ, nhưng chúng tôi đã có tiền tiêu vặt là 1 đồng rưỡi Nhân dân tệ (NDT) một tháng và được cô bảo mẫu giữ hộ, nếu lên cấp 2 sẽ được 2 đồng rưỡi NDT một tháng. Đến khi học hết lớp 4, e ngại những lộn xộn do cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, nên mẹ cho chúng tôi về nước. Tiền tiêu vặt tích cóp được các cô bảo mẫu mua cho ít mỳ chính, bút máy mang về. 

Sau này, nhiều bạn cùng học với tôi năm đó, với kết quả thi tuyển đại học xuất sắc, đã được Nhà nước chọn đi học đại học ở Liên Xô…

Có thể nói, chính nhờ tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ, sự yêu thương, chăm sóc, giáo dục đặc biệt của Đảng, Nhà nước và nhân dân miền Bắc, mà hơn 3 vạn học sinh miền Nam ngày ấy đã trưởng thành, có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Đó cũng chính là bài học về việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho các thế hệ cách mạng sau này, ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, khó khăn nhất.

Trong dịp kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc tổ chức tại Hà Nội cuối năm 2019, tôi lại có dịp gặp gỡ các bạn cũ để ôn lại những câu chuyện cảm động của hơn 50 năm trước - một thời gian khó nhưng đầy ắp kỷ niệm đẹp về tình bạn, tình thầy trò. Đến tận bây giờ, lâu lâu vẫn có các nhóm cựu học sinh Khu giáo dục học sinh miền Nam Quế Lâm ngày đó hành hương về thăm trường xưa, nay đã là cơ sở của Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây.

Văn hóa

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.