Giáo dục dòng họ bằng gia phả

Xưa nay, gia phả vẫn được coi là “gia bảo”. Đọc gia phả giúp hậu thế hiểu rõ nguồn cội và quan hệ huyết thống của mình, qua đó tăng thêm niềm tự hào, sự gắn kết và trách nhiệm đối với tổ tiên, dòng họ cũng như đối với đất nước, quê hương.

Trong khuôn khổ Đại hội Sách cũ lần thứ IV do Alphabooks tổ chức cuối tháng 2 vừa qua, nhiều cuốn tư liệu về hương ước làng xã, gia phả một số dòng họ lớn của Việt Nam đã được triển lãm. Tọa đàm bên lề Làng xã - Hương ước - Gia phả Việt Nam cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà chuyên môn và công chúng.

Kết nối thế hệ

Nhắc đến dòng họ là nhắc đến gia phả. Gia phả không chỉ đơn thuần là để ghi chép tên tuổi, ngày sinh, ngày mất, công trạng, phẩm giá của người trong họ mà còn được đem ra đọc cho con cháu mỗi dịp giỗ chạp như sợi dây kết nối các thế hệ trong dòng họ. Các bạn trẻ lần đầu tiếp xúc với những cuốn gia phả, tài liệu quý như Mạc Thị gia phả, Đinh Tộc gia phả, Họ Trần ở Vân canh, Bạch Vân gia huấn, Văn hóa họ Trần, Gia tộc họ Trương, Họ Hồ ở Phú Yên… đều cảm thấy thú vị, tự hào. Đại diện dòng họ Nguyễn Lân, một trong những dòng họ nổi tiếng của Việt Nam, GS. TS. Nguyễn Lân Dũng khẳng định: “Gia phả quan trọng lắm, nhờ gia phả mà con tôi, cháu tôi rồi các thế hệ sau sẽ biết quê quán mình ở đâu, ông bà cụ tổ mình là ai, ai có họ hàng với mình và họ hàng như thế nào… Nhờ đó mà có cách chào hỏi đúng lễ nghĩa”.


Nếu như trước đây, yếu tố kinh tế quy định tốc độ phá vỡ ngôi nhà chung của dòng họ, sự chểnh mảng trong việc ghi chép, bổ sung gia phả, gia huấn thì những năm tháng gần đây, ở khắp nơi trên đất nước, vấn đề dòng họ được đặc biệt quan tâm. Gia phả được tìm lại, tiếp nối và phổ biến. Nhu cầu tình cảm đã khiến mọi người trong dòng họ năng đi lại thăm viếng nhau, những ngày họp họ hoặc giỗ tổ đều có đông con cháu tham gia. Đây là nhu cầu lành mạnh, tích cực và tất yếu. GS. TS. Nguyễn Lân Dũng cho rằng, “sự liên kết về huyết thống này rất hay, như người ta bảo một giọt máu đào hơn ao nước lã… Nhà tôi có nhiều người làm nghề y, chúng tôi vẫn thường xuyên giúp đỡ họ hàng ở quê bị đau ốm, nếu mình không chữa được thì nhờ bạn bè chuyên khoa giúp đỡ. Cho nên lập gia phả không chỉ là vấn đề khoa học xã hội mà còn có ý nghĩa để người trong họ gần gũi nhau, giúp đỡ lẫn nhau, học tập lẫn nhau để tạo nên niềm tự hào của dòng họ mình…”.

Giáo dục hậu thế

Từ trước đến nay, gia phả luôn nêu cao phẩm chất tốt đẹp của dòng họ, ưu tiên viết về truyền thống yêu nước, ghi chép về những con em được ghi nhận trong lịch sử địa phương, dân tộc. Khi khai thác gia phả, thảo gia huấn, mọi người sẽ tự hào về dòng họ mình. Tập hợp tất cả truyền thống của dòng họ, chúng ta sẽ có một bức tranh toàn cảnh về lịch sử, truyền thống dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nếu những phẩm chất tốt đẹp của dòng họ được mọi người phát huy, coi như lẽ sống đáng tự hào của dòng họ, thì nhất định tiêu cực sẽ bị đẩy lùi. PGS. TS. Trương Sỹ Hùng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho biết: “Trong lịch sử nước ta từ thời phong kiến, có những dòng họ lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của con cháu. Đơn cử, nếu không có nền giáo dục đúng đắn và những tấm gương sáng của dòng họ thì có lẽ triều đại nhà Lê đã không thể trụ vững nhiều thế kỷ trong lịch sử dân tộc”.

Theo GS. Vũ Khiêu, tất cả gia phả, gia huấn, di chúc được lưu giữ đến ngày nay đều nhắc nhở con em phải hiếu thảo trong gia đình, phải chăm sóc người già, giáo dục thiếu nhi, nhân hậu với xóm làng, bạn bè, không đồng lõa với kẻ bất chính, không bao che cho nhau trước pháp luật, không thiên vị nhau khi xử lý công việc chung… Do vậy, đọc gia phả là cách để hiểu về dòng họ, hiểu về một trong những yếu tố xây dựng nên văn hóa làng, văn hóa bản địa. Dù vô tình hay có ý thức, thông qua gia phả, thế hệ sau sẽ tiếp nhận được chuẩn mực giáo dục của cha ông. Đây cũng là cơ hội để mỗi cá nhân điều chỉnh cho phù hợp và hài hòa trong xã hội hiện đại, góp phần lớn vào xây dựng văn hóa dân tộc.

 Gia phả thường gồm 4 phần. Phả ký nói đến tổ quán, vị tổ phụ, quá trình hình thành và phát triển của họ tộc. Phả hệ là phần ghi chép những thành viên trong dòng họ theo thứ bậc từ cao đến thấp, từ vị tổ phụ đến con cháu đang hiện hữu. Ngoại phả là những trang viết gắn liền với họ tộc mình như việc đồng mả, chôn cất, cúng bái, ngày giỗ... Phụ khảo là những điều liên quan đến học tộc trong chiều dài lịch sử của dòng họ như đình chùa, miếu mạo, truyền thống đấu tranh của địa phương... Với những gia đình vua chúa, họ không dùng từ gia phả mà dùng từ ngọc phả, ngọc điệp...

Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức chiến trường
Văn hóa - Thể thao

Vẹn nguyên ký ức chiến trường

Nửa thế kỷ đã trôi qua từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dải, dấu ấn về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc không chỉ được khắc ghi trong những trang sử vàng son, mà còn được lưu giữ qua những họa phẩm giàu cảm xúc.

Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng

Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, "Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng" của PGS.TS Trần Thị Biển là một công trình chuyên sâu bên cạnh những nghiên cứu về điêu khắc đình làng đã được khai thác và công bố hơn 50 năm qua, nhưng tập hợp nghiên cứu về cửa võng có lẽ đây là lần đầu tiên...

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước diễn ra ngày 20.4
Văn hóa - Thể thao

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước diễn ra ngày 20.4

Sáng 10.4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Hình ảnh sẽ giới thiệu tại triển lãm
Văn hóa - Thể thao

Áo dài phụ nữ Việt Nam qua khói lửa chiến tranh

Triển lãm chuyên đề "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh" diễn ra từ ngày 12.4 - 4.5 do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Công ty TNHH Mind Group tổ chức, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh giới thiệu MV và dự án "Bond in Việt Nam
Văn hóa

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Ngày 9.4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group tổ chức ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam". MV ghi hình phần trình diễn của nhóm nhạc Bond tại Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Qua sản phẩm âm nhạc đặc biệt này, Báo Nhân Dân mong muốn lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.

 “Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại
Văn hóa

“Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại

Theo thống kê của Box Office Vietnam, đến đầu giờ sáng ngày 8.4, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã đạt hơn 81 tỷ đồng, dẫn đầu phòng vé Việt Nam. Với sức hút như hiện tại, không khó để bộ phim đạt mốc trăm tỷ, hướng đến những thành tích cao hơn.

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.