Chủ tịch Võ Chí Công với văn nghệ dân tộc

Tôi có điều kiện gặp gỡ cố Chủ tịch Võ Chí Công nhiều lần, và tôi rất ấn tượng với tình yêu nghệ thuật dân tộc, tấm lòng quý mến nghệ sỹ của ông.

Lần đầu tiên, vào mùa đông năm 1973, sau khi tôi dàn dựng thành công vở tuồng Trưng Nữ vương (tác giả Tống Phước Phổ - Lưu Trọng Lư) cho Đoàn tuồng Liên khu 5 (nay là Nhà hát Tuồng Đào Tấn). Anh Hồ Đắc Bích, trưởng đoàn mời hai nhà lãnh đạo ở chiến trường Liên khu 5 vừa ra Bắc công tác tới xem vở mới. Tôi được nghe giới thiệu một người là Võ Toàn và một người nữa là Tám Lý. Sau này mới biết Võ Toàn là Võ Chí Công - Bí thư khu ủy Liên khu 5, Phó bí thư Trung ương Cục miền Nam, và Tám Lý là Đặng Thành Chơn - Thường vụ Khu ủy V, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định. Với giọng Quảng Nam hơi cứng nhưng đầy tình cảm, ông Võ Toàn nhận xét về vở tuồng Trưng Nữ vương: “Hay lắm, xúc động lắm. Các nghệ sỹ tài năng (1), hát hay và diễn tốt đã thể hiện được tinh thần yêu nước cao độ của Trưng Trắc, Trưng Nhị cùng các tướng lĩnh và nghĩa quân ta chống quân xâm lược Đông Hán. Vở này mà đem diễn cho đồng bào và chiến sỹ ta ở miền Nam xem thì chắc sẽ được hoan nghênh...”. Ông Tám Lý nói thêm: “Đồng bào ở quê ta mê hát bội, bài chòi lắm, rất khao khát được xem nghệ thuật cách mạng. Các đồng chí cố gắng mang về Nam những vở tuồng lịch sử như Trưng Nữ vương, kể cả Tuồng cổ nữa bà con cũng rất thích”.

Kỷ niệm sâu sắc nhất của tôi với Chủ tịch Võ Chí Công là ngày mồng 8.5.1992, nhân kỷ niệm 102 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lúc đó là Viện trưởng Viện Sân khấu Việt Nam, tôi trực tiếp chỉ đạo tổ chức biểu diễn chương trình thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội). Tôi gửi giấy mời tới Chủ tịch Võ Chí Công và các vị lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Võ Chí Công không chỉ nhận lời tới dự mà còn nhận lời phát biểu ý kiến tại buổi biểu diễn đặc biệt này. Ông đến sớm trước buổi diễn nửa giờ. Tôi đưa ông vào hậu trường gặp gỡ, thăm hỏi động viên các nghệ sỹ đã mạnh dạn nghiên cứu, sáng tạo hình tượng Bác Hồ. Hôm đó có đủ mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Tổng bí thư Đỗ Mười, Cố vấn Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, các ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Đức Bình, Vũ Oanh... Buổi diễn khai mạc, Chủ tịch Võ Chí Công bước lên sân khấu trang nghiêm đọc bài phát biểu. Xin trích:

“Tôi rất vui mừng được đến đây dự buổi biểu diễn của các nghệ sỹ sân khấu và âm nhạc chào mừng 102 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Tôi xin thay mặt Hội đồng Nhà nước chuyển tới các nghệ sỹ tham gia chương trình biểu diễn đặc biệt này lời nồng nhiệt và chúc sức khỏe.

Sinh thời Hồ Chủ tịch rất yêu nghệ thuật. Bác đã từng làm thơ, viết kịch và diễn kịch. Đặc biệt, Bác rất quan tâm tới sự nghiệp phát triển sân khấu dân tộc, đồng thời Bác cũng dành nhiều tình cảm đối với những người làm công tác văn học, nghệ thuật. Tôi biết hôm nay, tại bảo tàng mang tên Bác, có nhiều nghệ sỹ đã được gặp Bác, được diễn cho Bác xem và được Bác động viên tặng quà, tặng phẩm. Đó là vinh dự lớn đối với những người làm văn nghệ. Những hình ảnh đẹp đẽ của Bác đối với anh chị em văn nghệ cách mạng đã được ghi vào sử sách và phim ảnh để cho các thế hệ mai sau tìm hiểu và học tập.

Tôi cũng được biết các nghệ sỹ tài năng trong nhiều thập kỷ qua đã nghiên cứu rất công phu để thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu, cố gắng đem tới cho người xem một phần về con người và tư tưởng sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một chiến sỹ yêu nước vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới, một lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Đó là một việc làm vô cùng có ý nghĩa và cũng vô cùng khó khăn. Nhưng vì lòng kính yêu lãnh tụ, kính yêu Bác Hồ mà các nghệ sỹ nhiều thế hệ từ Sỹ Hùng, Mạnh Linh, Võ Sĩ Thừa, Đức Trung đến Ngọc Thủy, Hà Văn Trọng, Tiến Hợi, Tiến Mộc, Tiến Thọ, Văn Tân, Trần Thạch, Thanh Điền… đã cố gắng xây dựng thành công hình tượng Bác Hồ và hôm nay tại buổi lễ kỷ niệm long trọng này các nghệ sỹ sẽ trình diễn những sáng tạo đặc sắc của mình, làm món quà dâng lên Bác kính yêu.

Một lần nữa, tôi xin chúc mừng các nghệ sỹ, cả sân khấu và ca nhạc, cả tác giả, đạo diễn và nhà hóa trang dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp to lớn và vinh quang của mình. Chúc các nghệ sỹ mãi mãi xứng đáng là “kỹ sư tâm hồn” như Bác Hồ đã phong tặng…”

... Sau nhiệm kỳ làm Chủ tịch Nước, đồng chí Võ Chí Công tiếp tục làm cố vấn Ban Chấp hành T.Ư Đảng. Với cương vị mới, ông vẫn quan tâm tới đời sống văn hóa nghệ thuật. Nhiều văn nghệ sỹ tuồng và bài chòi ở Liên khu 5 gặp khó khăn về đời sống cũng như việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân tộc, đã nhờ tôi đưa tới gặp ông để giãi bày nguyện vọng. Có lần tôi đưa NSND Lệ Thi tới gặp cố vấn Võ Chí Công. Trước khi trình bày nguyện vọng của mình, chị Lệ Thi hát nhiều đoạn tuồng và bài chòi cho cố vấn Võ Chí Công nghe. Ông tỏ ra thích thú và khuyên chị Lệ Thi hãy truyền nghề lại cho lớp trẻ. Khi nghe chị Lệ Thi nói về nỗi khó khăn trong cuộc sống của mình, lương không đủ sống, nhà cửa không có, ông xúc động nói: “Rất tiếc là tôi chẳng có tiền để giúp đỡ cho chị. Trong nhà có chiếc tủ đứng còn tốt, không có gì đựng, hay là chị mang về dùng tạm có được không?”. NSND Lệ Thi xúc động ứa nước mắt, nói: “Em vô cùng cảm ơn anh chị, nhưng làm sao có thể mang cái tủ này về tới Phan Thiết?”. Bà Mễ, vợ ông còn nói: nếu không mang về Nam được thì đem bán đi lấy tiền tiêu tạm. Thật chỉ có những con người liêm khiết và có tấm lòng cao cả, bao dung  như vậy mới có những ứng xử đẹp đối với nghệ sỹ nghèo!

Một lần khác tôi đưa nghệ sỹ Minh Đức, trưởng đoàn Ca kịch Thuận Hải (tiền thân đoàn ca kịch Bài chòi Liên khu 5) đến gặp cố vấn Võ Chí Công nhờ có ý kiến với Bộ Văn hóa đừng giải thể Đoàn Ca kịch Thuận Hải. Cố vấn Võ Chí Công nghe xong tỏ ý không bằng lòng chủ trương giải thể đơn vị nghệ thuật này. Ông hỏi: “Xây dựng được một đoàn nghệ thuật như bài chòi là khó lắm, quý lắm, sao lại giải thể nó? Đồng chí là Viện trưởng Viện Sân khấu, sao không có ý kiến với Bộ Văn hóa để giữ lại?” Tôi thưa: “Chúng tôi đã có ý kiến nhiều rồi, nhưng Bộ Văn hóa vẫn không nghe, vì thế mới phải nhờ tiếng nói của Cố vấn, của Đảng may ra có thể giữ lại được một đơn vị nghệ thuật đầu đàn của ngành bài chòi Liên khu 5 cũ”.

Ông lặng người không nói gì nữa!

Tôi có cảm giác như ông buồn trước thực trạng có nhiều vấn đề trong công tác tổ chức và ông không muốn can thiệp sâu vào công việc của Bộ Văn hóa nên chủ động nhắc nhở chúng tôi là nên kiên trì thuyết phục tổ chức và gìn giữ thật tốt những vốn quý của dân tộc như tuồng, chèo, cải lương, bài chòi và các hình thức dân ca khác.

Tình yêu nghệ thuật dân tộc, tấm lòng quý mến nghệ sỹ của đồng chí Võ Chí Công không sao kể hết được, nhất là trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước ở chiến trường Liên khu 5 mà NSND Võ Sĩ Thừa đã xúc động kể cho tôi viết ra quyển Tình yêu và nghệ thuật. Trong đó có đoạn nói về đồng chí Võ Chí Công đi bộ một ngày đàng vượt núi, lội sông đến tận nơi đóng quân của văn công ở giữa rừng sâu để thăm hỏi, động viên nghệ sỹ rồi ngồi dưới đất xem tuồng tới khuya mặc dù cơn rét rừng đang vật vã ông...

Nói về Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, tôi thấy ông có bóng dáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tác phong và đạo đức. Có lẽ vì thế mà ông mãi mãi được nhân dân tôn kính.
 _______________

(1) NS Đàm Liên đóng vai Trưng Trắc
     NS Kim Cúc đóng vai Trưng Nhị
     NS Đình Bôn đóng vai Thi Sách
     NS Minh Ngọc đóng vai Đại Lang

Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...