Yêu nghề, thương trò, vượt khó bám lớp

Không chỉ gặp khó khăn về điều kiện đi lại, trang thiết bị, cơ sở vật chất dạy học, nhiều thầy, cô giáo còn phải hy sinh hạnh phúc cá nhân, chấp nhận xa gia đình, thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Vượt núi, băng rừng, bám bản

“6 giờ sáng tôi đi xe ôm đi từ trung tâm huyện Mường Tè, khoảng 2 giờ chiều tôi gặp thầy hiệu trưởng ở trung tâm xã Tà Tổng. Tôi hỏi thầy hiệu trưởng sắp đến (điểm trường) chưa, thầy nói sắp rồi. Thế nhưng, "ối giời ơi", từ trung tâm xã đi xe ôm khoảng 30km, mất thêm 2 ngày đi bộ nữa mới đến điểm trường Nậm Ngà”.

Thầy Hoàng Văn Đức, quê Hải Dương, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) nhớ lại và chia sẻ thêm câu chuyện dở khóc dở cười của mình. Đó là khi đến nhận nhiệm vụ công tác, thầy Đức “đóng bộ” áo sơ mi, quần âu và giày tây, kết quả là ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ, đôi chân thầy rướm máu vì phải đi bộ một quãng đường dài và dốc.

Cũng lên công tác tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Nậm Ngà từ năm 2003, thầy Phạm Thế Anh, quê ở Thái Bình, bộc bạch, ở dưới xuôi, có mấy khi đi bộ vài cây số bao giờ đâu, một bước lên xe phóng vèo vèo là đến nơi, thế mà phải đi bộ mấy ngày mới tới điểm trường giảng dạy. Hồi ấy thầy Văn Anh vừa ra trường, người quen giới thiệu nên nộp hồ sơ lên Lai Châu công tác. “Hôm nay nộp thì mai có quyết định luôn. Thế là, vừa ra trường lên Mường Tè luôn, khi đó cũng không biết Mường Tè ở đâu, và cũng không biết khổ như thế này”, thầy Anh chia sẻ.

Sau 17 năm “cắm bản”, cô Đặng Thị Hà, giáo viên điểm trường Nậm Ngà, Trường Mầm non Tà Tổng cũng đã trở thành người con “chính hiệu” của dân bản. Quê ở Phú Thọ, năm 2007, cô Hà tình nguyện lên Mường Tè dạy học, dù bố mẹ can ngăn. Nơi đầu tiên cô Hà được phân công đến dạy học là bản Tia Ma Mủ - điểm trường khó khăn nhất của xã Tà Tổng. Năm 2008, cô Hà được luân chuyển về bản Nậm Ngà và công tác ở đó tới nay.

“Ngày đó, Nậm Ngà chưa có lớp học mầm non. Tôi và phụ huynh chặt tre, lấy nứa về đan phên, dựng lớp. Có lớp rồi, tôi trèo đèo, lội suối đến từng nhà vận động cha mẹ cho trẻ đến trường. Có khi phải đi 5 - 6 lần mới gặp được phụ huynh. Nhiều trẻ nhút nhát còn chạy trốn cô giáo và không muốn đến lớp”, cô Hà nhớ lại.

“Rồi mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp”

Năm học 2023 - 2024, toàn huyện Mường Tè có 39 trường học và 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, với tổng số 636 lớp, 15.546 học sinh. Các điểm trường nằm rải rác, mỗi điểm trường có 2 - 3 lớp 1 và lớp 2, sĩ số mỗi lớp khoảng 18 - 19 học sinh.

Dạy học ở các điểm trường xa, vất vả, khó khăn đủ đường, giờ đường không còn khó đi như trước nhưng đến thời điểm hiện tại, vẫn còn những điểm trường không có điện, không có sóng điện thoại. Nhiều thầy cô đến rồi lại đi bởi không chịu được môi trường thiếu thốn nơi đây. Có người lên dạy ở điểm trường được 2 tuần thì bỏ về. 

20 năm gắn bó với Nậm Ngà, dù đã lập gia đình, nhưng vợ con thầy Nguyễn Văn Dành đã chuyển về Hòa Bình sinh sống để con cái tiện đi học. Một mình thầy Dành vẫn kiên nhẫn ở lại điểm trường, coi lũ trẻ như con. Phần lớn học sinh ở trường đều học nội trú nên giáo viên ở đây cũng tự coi mình như người cha, người mẹ thứ hai của trò. “Ở trên này, nhiều em khi về nhà không có cơm ăn, nhưng đến trường, được ăn, được học, thậm chí nhiều thầy cô còn tắm cho cả học sinh lớp 1. Như thế cũng coi như người bố người mẹ thứ 2 rồi còn gì. Nhiều khi đêm hôm, học sinh sốt cao, sóng điện thoại không có, thầy cô cũng phải vác xe máy đi tìm bố mẹ của trò…”.

Không chỉ chăm lo đời sống cho học trò mà hàng năm, cứ đến tháng 10 nhiều học sinh phải nghỉ học để ra nương phụ giúp bố mẹ. Thương trò nghỉ lâu sẽ quên bài vở và muốn tạo thêm sự gắn kết với người dân, thầy cô giáo của trường đã mở phong trào “về bản giúp dân”. Buổi sáng, thầy cô giáo vẫn lên lớp giảng dạy; buổi chiều xuống bản cùng bà con gặt lúa.

Cùng với sự kiên trì, bền bỉ vận động, giờ đây phụ huynh ở Nậm Ngà đã tự giác đưa con em đến trường, gắn kết, trân trọng thầy cô giáo hơn. “Tôi nghĩ, mình không chịu gian khổ thì ai sẽ dạy dỗ, chăm lo cho các em ở đây. Mình đã chọn nghề này, dù bất cứ nơi nào cũng hết sức cố gắng. Rồi mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp”, thầy Nguyễn Văn Dành tâm sự.

Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.