“Vua vận tải” trên chiến trường Điện Biên Phủ

Một trong những phương tiện vận chuyển hiệu quả nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ 70 năm trước là chiếc xe đạp thồ - được mệnh danh là “vua vận tải” trên chiến trường.

Minh chứng lịch sử về “binh chủng xe đạp thồ”

Tại trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai mạc sáng 25.4, các hiện vật, tài liệu liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ được đông đảo công chúng quan tâm. Trong đó, chiếc xe đạp thồ của ông Bùi Tín, quê ở Thanh Hóa được giới thiệu như minh chứng lịch sử hùng hồn về “binh chủng xe đạp thồ” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Trong chiến dịch lịch sử này, điều kiện tiền tuyến cách xa hậu phương đến 400 -  500km, thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, đường sá hư hỏng, nhưng ta phải bảo đảm cung cấp một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, đồ dùng, thuốc men một cách nhanh chóng, liên tục, thời gian gấp rút. Đặc biệt, việc tiếp tế cần được giữ bí mật ở mức cao nhất nhằm tránh địch phát hiện và đánh phá.

“Vua vận tải” trên chiến trường Điện Biên -0
Chiếc xe đạp thồ của ông Bùi Tín được giới thiệu tại trưng bày

Tuy nhiên, với tinh thần “Quyết chiến, quyết thắng”, hàng vạn dân công đã được huy động để vận chuyển lương thực và đạn dược ra trận với phương tiện thô sơ. Một trong những phương tiện vận chuyển hiệu quả nhất thời điểm đó là chiếc xe đạp thồ - được mệnh danh là “vua vận tải” trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Kể câu chuyện về xe đạp thồ được trưng bày, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Phòng Giáo dục - Công chúng, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết: đầu năm 1954, như bao dân quân khác trong cả nước, ông Bùi Tín tình nguyện mang theo chiếc xe đạp thồ phục vụ chiến dịch. Ông được phân công phụ trách một trung đội xe đạp thồ với hơn 30 người. 

Vận chuyển trong điều kiện đường rừng núi, đèo cao, dốc đứng vô cùng gian khổ, khó khăn từ Thanh Hóa lên Tây Bắc, lúc đầu ông Tín chỉ thồ được 80kg, sau đó, ông đã cải tiến, gia cố một số bộ phận giúp xe thêm chắc chắn và đã chở tới 213kg gạo, vũ khí phục vụ mặt trận Điện Biên Phủ.

Mỗi lần như vậy, ông đều tổ chức cho anh em trong đơn vị rút kinh nghiệm. Sau đó, nhiều anh em đã làm được, và không bao lâu, phong trào thi đua này đã lan ra toàn tuyến. Kết thúc chiến dịch, ông Tín vinh dự được thưởng Huy hiệu Bác Hồ và Huân chương Chiến công hạng Ba.

Sự kỳ diệu chưa từng có trong lịch sử chiến tranh

“Trong khi thực dân Pháp bằng đường hàng không hiện đại chỉ 90 phút là có 5 tấn hàng có thể đáp xuống sân bay Mường Thanh. Còn về phía ta, các phương tiện vận chuyển rất thô sơ, như người gồng gánh, ngựa thồ, và đặc biệt là xe đạp thồ” - bà Nguyễn Thị Ngọc Anh cho biết.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội và dân công của ta sử dụng hơn 21.000 chiếc xe đạp thồ, hoạt động trên suốt chiều dài gần 1.500km. Lực lượng xe đạp thồ được biên chế thành từng đoàn theo địa phương, mỗi đoàn có nhiều trung đội, mỗi trung đội từ 30 - 40 xe, chia thành các nhóm khoảng 5 xe để hỗ trợ nhau khi qua đèo, vượt dốc cao.

“Vua vận tải” trên chiến trường Điện Biên -1
Góc chụp ảnh với xe đạp thồ trong trưng bày thu hút đông đảo bạn trẻ 

Một chiếc xe đạp thồ có sức chở trung bình từ 50 - 100kg, tương đương sức mang vác của 5 người, tốc độ nhanh hơn và có thể vận chuyển được các vật tư cồng kềnh, chất lỏng (xăng, dầu), đi được trên nhiều loại đường, địa hình khác nhau mà ô tô không đi được. Ưu điểm của loại phương tiện này là không cần nhiên liệu, dễ sửa chữa, dễ ngụy trang, có thể đi lẻ hoặc thành đoàn trong mọi điều kiện thời tiết.

Để có thể thồ được khối lượng lớn, từ một chiếc xe đạp, dân công, bộ đội đã sáng tạo, đã buộc thêm những thanh tre rồi gia cố thêm săm, vành, lốp, có thể vận chuyển được hơn 200kg. “Kỷ lục” vận chuyển bằng xe đạp thồ thuộc về chiến sĩ dân công Ma Văn Thắng (Phú Thọ) có chuyến chở 352kg hàng.

Sau này khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, người Pháp đã phải công nhận rằng những chiếc xe đạp thồ do người Pháp sản xuất ra nhưng lại được điều khiển bởi những dân công Việt Minh “ăn không thật no và ngủ thì nằm ngay trên những mảnh nilông trải trên đất” và có khả năng vận chuyển được hàng trăm kg, đánh bại được những vũ khí tối tân, hiện đại…

“Đội quân xe đạp thồ xuất hiện ở Điện Biên là một sự kỳ diệu chưa từng có trong lịch sử chiến tranh, không chỉ ở Việt Nam mà cả lịch sử chiến tranh thế giới. Là minh chứng sinh động cho tinh thần và ý chí quyết tâm không có gì lay chuyển được của một dân tộc trên con đường tìm lại độc lập, tự do” - bà Nguyễn Thị Ngọc Anh nhận định.

Văn hóa - Thể thao

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.