Truyền thông và "chuyến tàu" AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) mở ra nhiều cơ hội mới với ngành truyền thông và báo chí cần nhanh chóng nắm bắt công cụ này để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng và phát triển.

Đánh giá đúng nhu cầu độc giả

Ứng dụng AI trong lĩnh vực truyền thông ngày càng phổ biến và mỗi ngày lại có thêm những công cụ mới. Các đại biểu tham dự tọa đàm “Ứng dụng AI trong truyền thông” do Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức mới đây khẳng định, sự phát triển của AI ảnh hưởng nhất định đến truyền thông.

Theo ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus, đích đến của truyền thông là phải hiểu độc giả, khán giả của mình. Tuy nhiên, trước kia quá khó để làm được điều ấy, đặc biệt trong kỷ nguyên báo in; ngay cả truyền hình đo lường khán giả cũng phải mất vài tháng và khi có kết quả thì thực tế có thể đã thay đổi rất nhiều. Ngày nay nhờ công cụ AI có thể đánh giá khá chính xác độc giả, nhu cầu của họ chỉ trong thời gian ngắn.

“Chúng tôi từng phân tích phổ độc giả, để biết đích xác độc giả quan tâm điều gì. Từ đó, chúng tôi nhận ra rằng, bấy lâu nay, nhiều lúc báo chí đi sai hướng, khi quá quan tâm đến tin tức nóng. Ví dụ, chỉ một vụ đánh ghen ngoài đường có tới hàng trăm tờ báo tập trung đưa tin. Trong khi phân tích thì thấy độc giả ngày nay quan tâm đến nội dung rất rộng, như chữa lành hay nấu ăn… Có những ngày chúng tôi đăng tin nóng, lượt đọc chỉ khoảng vài nghìn, nhưng bài viết về cách làm món ăn, thời trang xuống phố… lên tới vài chục, vài trăm nghìn lượt đọc. Những bài viết này được độc giả thường xuyên tìm đọc, từ năm này qua năm khác”.

Truyền thông và
AI đang góp phần thay đổi báo chí theo hướng tích cực và nhân văn hơn. Ảnh: dangcongsan.vn

Ông Nguyễn Hoàng Nhật cho rằng, đã đến lúc báo chí nhìn nhận lại mối quan tâm của độc giả, không chỉ “cướp, giết, hiếp” mà còn là tin bài liên quan các lĩnh vực đời sống, những câu chuyện người tốt, việc tốt. Hiện nay chúng ta đánh giá tin tức không phải qua lượt xem, mà qua lượt tương tác, chia sẻ và cảm xúc của người dùng dành cho bài viết đó. Bởi vậy, có thể nói nói AI đang thay đổi báo chí, nhưng không phải theo hướng “bẻ lái”, mà đang điều chỉnh báo chí theo hướng tích cực và nhân văn hơn.

Tạo ra nội dung chất lượng cao

Ông Rishad Patel, đồng sáng lập Splice Media (Singapore) cho rằng, sự xuất hiện của công nghệ mới cho phép truyền thông tạo ra nhiều nội dung hơn, với giá rẻ hơn. Nhưng việc gia tăng sản lượng này nhiều khi không bảo đảm chất lượng và đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng. Bởi vậy, thay vì tập trung tạo ra nhiều nội dung hơn, truyền thông nên tập trung tạo ra nội dung chất lượng cao, được con người xác minh và bảo đảm.

Nhận định về xu hướng công nghệ vị nhân sinh, sử dụng công cụ phục vụ tốt nhất cho nhu cầu con người ngày một gia tăng, ông Trần Vũ Nguyên, Chủ tịch AI Education nhận định, AI không ảnh hưởng mấy tới công việc của nhà báo, bởi nhà báo không chỉ cung cấp thông tin, mà ý kiến của họ hết sức quan trọng trong việc định hướng thông tin. Bên cạnh đó, cung cấp những gì không có ở internet là lợi thế lớn mà nhà báo có, bởi họ có nhiều mối quan hệ, kết nối các chuyên gia tốt nhất trong ngành… từ đó có các bài viết giải quyết được thắc mắc của độc giả. Nhà báo cũng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực, xây dựng cộng đồng đọc với nhóm quan tâm khác nhau, tạo ra tiến bộ xã hội. Đây cũng là điều mà AI không làm được.

Thực tế, AI có thể hỗ trợ báo chí trong các công việc như: thu thập dữ liệu, biên tập cơ bản... để nhà báo dành nhiều thời gian hơn cho những công việc sáng tạo và tạo ra tác phẩm có giá trị cao hơn; có thể giúp phát hiện thông tin sai lệch; phân tích hành vi để cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của người đọc; giúp báo chí tương tác với người đọc một cách hiệu quả hơn... Theo ông Rishad Patel, AI là công cụ được cung cấp với chi phí rất thấp, và các cơ quan truyền thông nên biết cách sử dụng AI càng sớm càng tốt để tìm và giải quyết những nhu cầu của người dùng, từ đó phát triển.

Tuy nhiên, ông Đặng Hải Lộc, CEO & CTO tại AIV Group, lưu ý rằng, AI cũng có vấn đề “ảo giác”, đưa thông tin sai lệch, trong thời gian ngắn hạn chưa thể giải quyết. Và khi AI đang dần phổ cập thì điều này càng nghiêm trọng, tin giả tin xấu độc ngày càng khó kiểm soát. Khi các nhà báo sử dụng AI, để bảo đảm tính chân thực thì cần ghi rõ hình ảnh, bài báo do AI tạo ra…

Kết hợp sức mạnh của con người và AI

“Báo chí đã bỏ lỡ chuyến tàu công nghệ 4.0. Đó là lý do chúng ta thua các mạng xã hội xuyên biên giới. Do đó, nếu báo chí sợ hãi, chậm chân lần nữa, có thể bỏ lỡ chuyến tàu AI. Hiện nay, các ứng dụng AI có sai sót ban đầu, nhưng sẽ ngày càng được hoàn thiện” - ông Nguyễn Hoàng Nhật nói.

Truyền thông và
AI đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam. Ảnh: CMC TS

Việc ứng dụng AI trong truyền thông tại Việt Nam đã và đang diễn ra, nhưng theo hướng tự phát. Một số tòa soạn có nhu cầu ứng dụng AI để nâng cao hiệu suất sản xuất thông tin và giải phóng sức lao động ở một số khâu, từ đó phóng viên có điều kiện sản xuất các sản phẩm chất lượng cao hơn. Trong kỷ nguyên con người và AI làm việc chung, vai trò con người trong các khâu cuối cùng vẫn chiếm vị trí then chốt. Dù vậy, cũng có một số đơn vị còn khó khăn trong triển khai ứng dụng AI, do thiếu hiểu biết, thiếu kinh phí. Bên cạnh đó, việc chưa có khuôn khổ pháp lý trong việc ứng dụng AI vào lĩnh vực truyền thông cũng là vấn đề cần giải quyết…

Có thể thấy, AI mang lại lợi ích nhiều hơn là lấy đi cơ hội phát triển của truyền thông. Cơ quan báo chí nếu biết tận dụng công nghệ này có thể vượt lên, đáp ứng nhu cầu của độc giả, khán giả, đa dạng hóa nguồn thu. Và để tận dụng được những lợi ích này, người làm nghề cần chủ động học hỏi và thích nghi. Bằng cách kết hợp sức mạnh của con người và AI, báo chí, truyền thông có thể tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin và kiến thức cho xã hội.

Văn hóa - Thể thao

- Vietravel Airlines đã đưa hành khách trở về một thời kỳ hoàng kim của lụa tơ tằm miền Nam qua màn trình diễn áo dài lãnh Mỹ A. Ảnh: VT
Văn hóa - Thể thao

Vietravel Airlines trình diễn áo dài lãnh Mỹ A

Là hãng hàng không của sự trải nghiệm văn hóa bản địa, Vietravel Airlines đã đưa hành khách trở về một thời kỳ hoàng kim của lụa tơ tằm miền Nam qua màn trình diễn áo dài lãnh Mỹ A. Từng đường kim mũi chỉ, nghệ thuật đính kết tạo hình tinh xảo trên nền tà áo dài truyền thống được thực hiện bằng lãnh Mỹ A như một lời kể về những bàn tay khéo léo của người thợ thủ công và những giá trị văn hóa sâu sắc được gìn giữ vượt thời gian.

30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan
Văn hóa - Thể thao

30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, lần đầu tiên, độc giả tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc được trải nghiệm trọn vẹn những khoảnh khắc đáng nhớ trong triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”.

Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau có quy mô hơn 20.000 ha.
Văn hóa - Thể thao

Xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau hài hòa và khác biệt

Thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội đồng thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quy mô 20.100ha, mang tính giá trị văn hóa, lịch sử, thiêng liêng của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Đặc sắc trình diễn thời trang thổ cẩm dưới bóng cây long não di sản trăm tuổi ở Buôn Ma Thuột
Địa phương

Đặc sắc trình diễn thời trang thổ cẩm dưới bóng cây long não di sản trăm tuổi ở Buôn Ma Thuột

"Vũ điệu Ban Mê" - chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm truyền thống do UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức tại khuôn viên Biệt điện Bảo Đại đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người dân và du khách. Đây là một hoạt động hướng tới Chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk gắn với 120 năm Buôn Ma Thuột hình thành và phát triển; 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.

Toàn cảnh tọa đàm khoa học về nhà văn, nhà nghiên cứu Vũ Binh Lục sáng 18.10
Văn hóa - Thể thao

Vũ Bình Lục - người giải mã nhiều tác giả, tác phẩm văn học trung đại

Tại tọa đàm “Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học trung đại” do Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức sáng 19.10, các đại biểu cho rằng, Vũ Bình Lục đã đi đúng hướng khi kết hợp văn và sử để đọc, dịch, tìm hiểu, giải mã nhiều tác giả, tác phẩm lớn của văn học trung đại Việt Nam.

Giới thiệu "tinh hoa cổ vật Xứ Đông"
Văn hóa - Thể thao

Giới thiệu "tinh hoa cổ vật Xứ Đông"

Ngày 19.10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương phối hợp khai mạc trưng bày chuyên đề “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông - Hải Dương lần thứ I” và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia.