Rồng trong mỹ thuật Việt

Trong thập nhị địa chi tương ứng với 12 con vật biểu tượng, chỉ có rồng là không có thực. Thế nhưng rồng lại xuất hiện nhiều nhất trong lịch sử mỹ thuật Việt và được tiếp nối cho đến nay.

Hình tượng quen thuộc trong mỹ thuật truyền thống

Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, giai đoạn 1.000 năm Bắc thuộc và trước nữa là thời Đông Sơn thì không có hoặc đến nay vẫn chưa tìm thấy một hiện vật nào có hình rồng. Nhưng gần 10 thế kỷ sau đó, hình tượng rồng lại trở nên quen thuộc.

Điều đặc biệt trước tiên, rồng là con vật của tưởng tượng. Quan trọng hơn, rồng là con vật cùng một lúc mang hai biểu tượng: biểu tượng vương quyền trong thời phong kiến; biểu tượng của tín ngưỡng vì rồng nằm trong bộ tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng…

Rồng một lúc phải đóng nhiều vai cho nên xuất hiện nhiều, có thể nói là nhiều nhất so với con vật khác: ngai vàng, quần áo, mũ, dao kiếm của vua phải có hình rồng, cánh cửa chùa (chùa Phổ Minh), bệ đá chùa (chùa Bối Khê) cũng rồng, cho đến trán bia ở đình đền miếu (bia Văn Miếu) vẫn là hình rồng…

Rồng trong mỹ thuật Việt -0
Rồng trên cánh cửa chùa Phổ Minh - Nguồn: Vietnam Discovery

1.000 năm trải qua các thời kỳ, từ thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn, hình tượng rồng đã có nhiều thay đổi, từ tạo hình, bố cục, chất liệu. Phương pháp tạo hình rồng kết hợp với những đề tài khác làm hình tượng rồng càng trở nên phong phú.

Ví dụ: cá hóa rồng (tháp Đăng Minh đời Trần, đình Lỗ Hạnh đời Mạc, đĩa gốm Chu Đậu thế kỷ XV); rồng hóa mây (lan can đá ở cổng vào Văn Miếu); tiên nữ cưỡi rồng (đình Lỗ Hạnh thời Mạc và ở chùa Keo thời Lê Trung Hưng); rồng ôm chữ Phúc (chùa Bối Khê, thời Lê Trung Hưng); rồng chầu chữ Phật (chùa Kim Liên, Tây Hồ thời Lê sơ); rồi Long Phụng, Long vân khánh hội, Long vân sơn thủy, Long mã, trúc hóa long... 

“Ôn lại di sản rồng trong mỹ thuật xưa để những nghệ sĩ hôm nay tiếp tục sáng tạo, cùng rồng đi từ truyền thống sang hiện đại” - họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ.

Diện mạo mới cho hình tượng rồng

Kế thừa truyền thống, đón năm 2024, nhiều họa sĩ đã sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật về rồng. Lấy cảm hứng từ hình tượng tiên - rồng thường thấy trên điêu khắc gỗ đình làng, nghệ sĩ Vũ Hữu Nhung sáng tạo bộ tác phẩm “Rồng Tiên” từ dòng gốm Phù Lãng. Họa sĩ Tào Linh lại lấy cảm hứng từ tạo hình rồng trong tranh dân gian, đặc biệt là tranh thờ của các dân tộc thiểu số để sáng tạo những bức tranh rồng đón năm Giáp Thìn.

Rồng trong mỹ thuật Việt -1
Tác phẩm trên gốm Phù Lãng của nghệ sĩ Vũ Hữu Nhung

Nữ họa sĩ Hoàng Phương Liên làm tranh xé giấy. Chị chia sẻ: “Trong quan niệm truyền thống, rồng là con vật linh thiêng, biểu tượng của quyền lực và có gì đó hung dữ. Nhưng rồng của tôi lại giản dị, đời thường, gần gũi hơn. Đó là những chú rồng có đôi có lứa, với sắc màu rực rỡ”…

Nghệ sĩ trẻ Lê Minh Trí tạo tác rồng bằng chất liệu composite, vẽ màu acrylic. Anh chia sẻ: “Trước khi làm tác phẩm, tôi đã nghiên cứu hình tượng rồng trong mỹ thuật cổ, người xưa đã làm quá đẹp. Tạo hình rồng của các cụ thường mềm mại, uốn lượn, nhưng thay vì hình khối chuyển mềm mại như xưa, tôi cách điệu thành hình con rồng vuông thành sắc cạnh, muốn thể hiện sự khỏe khoắn. Về màu sắc, tôi dùng màu tương phản mạnh, tươi tắn”.

Rồng trong mỹ thuật Việt -0
Tạo hình rồng của nghệ sĩ Lê Minh Trí

Nghiên cứu nét xưa, nhưng không nệ vào truyền thống, các nghệ sĩ đã có những sáng tạo đem đến diện mạo mới cho hình tượng rồng, linh vật của năm Giáp Thìn như một lời chào năm mới 2024.

Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.