Níu vào nghệ thuật vượt lên số phận

Một bức tranh đơn giản với người bình thường chỉ mất khoảng một ngày, thì Lê Quang Lĩnh phải mất cả tháng vì anh chỉ vẽ bằng tay trái, với ba ngón tay còn lại; thế nhưng, chưa bao giờ tâm hồn và cảm xúc được giải tỏa một cách mãnh liệt đến thế...

Sinh năm 1985, do căn bệnh bại não mắc phải khi mới một tuổi, Lê Quang Lĩnh (TP. Hà Tĩnh) bị co cơ dẫn đến một tay gần như không thể làm gì, đôi bàn chân khó cử động. “Tôi được nghe kể lại rằng, khi biết kết quả chẩn đoán bệnh tình của tôi, bố mẹ chết lặng, suy sụp tinh thần. Dù bác sĩ đã kết luận, nhưng họ vẫn luôn hy vọng về một phép màu nào đó. Bố mẹ nén chặt nỗi đau vào lòng, vừa làm lụng mưu sinh vừa tìm cách chữa trị cho tôi. Thời gian cứ thế trôi đi, tôi đến tuổi đi học, bố mẹ quyết tâm cho tôi đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa, nuôi dưỡng ước mơ từng con chữ”, Lĩnh tâm sự.

Lê Quang Lĩnh vẽ chân dung Bác Hồ
Lê Quang Lĩnh vẽ chân dung Bác Hồ

Thế nhưng, ít năm sau, bệnh tình ngày càng nặng, tiếng nói không còn tròn trịa nữa, việc phát âm khó khăn, Lĩnh phải nghỉ học. Cứ ngỡ rằng cuộc đời của anh mãi chìm trong bóng tối nhưng tất cả đã thay đổi khi anh tìm thấy niềm đam mê với hội họa - bộ môn nghệ thuật anh được học ở Cung Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh. Bút vẽ, bảng màu, toan… là bạn đồng hành của Lĩnh trong hành trình vượt qua nỗi buồn, thoát khỏi mặc cảm, tìm được niềm vui trong cuộc sống.

Mahatma Gandhi từng nói: “Sức mạnh không đến từ thể chất. Nó đến từ ý chí bất khuất”. Quả vậy, để có thể cầm được bút vẽ, Lĩnh phải rèn luyện cách cầm cọ, điều khiển những ngón tay di chuyển theo mong muốn của mình. Nhiều lúc say mê, ngồi vẽ quá lâu, cánh tay phải co rút lại, đau đớn tột cùng, nhưng anh không nản chí. Một bức tranh đơn giản với người bình thường chỉ mất khoảng một ngày, thì Lĩnh phải mất cả tháng vì anh chỉ vẽ bằng tay trái, với ba ngón tay còn lại. Thế nhưng, chưa bao giờ tâm hồn và cảm xúc của cậu bé Lĩnh lại được giải tỏa một cách mãnh liệt đến thế.

Niềm đam mê với bộ môn vẽ đã đưa Lĩnh đến khắp nơi trong tỉnh Hà Tĩnh, từ Nhà Văn hóa thiếu nhi, Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật (nay là Trường Cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du), rồi nhà các họa sĩ. Khi những bức tranh màu nước đơn giản không còn thỏa mãn được Lĩnh, anh may mắn được thầy Lê Anh Hải nhận làm học trò. Từ đó, anh bước chân vào thế giới hội họa thực thụ, làm quen với sơn dầu và tiếp thu những kiến thức nền tảng về hội họa.

Lê Quang Lĩnh nhớ lại: “Trong khoảng 3 năm, ngày nối ngày, dù nắng hay mưa, tôi đều đến nhà thầy luyện vẽ. Bàn tay của tôi ngày càng thành thạo hơn. Tư duy về hội họa của tôi ngày càng mở mang thêm nhiều kiến thức quý giá. Thầy Hải giới thiệu tôi với nhiều thầy cô giáo khác ở Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật. Nhờ sự chỉ bảo tận tình của mọi người, càng vẽ tôi càng say sưa, có những đêm tôi thức trắng để vẽ. Bức tranh đầu tiên tôi hoàn thành tuy còn giản đơn nhưng mang đến niềm hạnh phúc lớn lao”.

Cùng với thời gian, sự kiên trì, không ngừng học hỏi của Lĩnh đã được đền đáp. Anh đã đạt được nhiều giải thưởng về hội họa, trong đó có giải Nhất Cuộc thi vẽ tranh Alaxan - Chiến thắng nỗi đau năm 2006; giải Đặc biệt Cuộc thi tranh, ảnh về người khuyết tật do Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình (AEPD) tổ chức năm 2011; giải Nhì vẽ tranh trừu tượng với đề tài Mở cửa bước ra thế giới của Education First (EF), một tổ chức được thành lập năm 1965 tại Thụy Điển... Anh được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc trong phong trào Người tàn tật và trẻ mồ côi vượt khó giai đoạn 2005 - 2010.

Lê Quang Lĩnh đặc biệt thích vẽ phong cảnh
Lê Quang Lĩnh đặc biệt thích vẽ phong cảnh

Năm 2012, 2013, Lĩnh dự triển lãm nhóm mỹ thuật chủ đề “Khát vọng” và “Ngày mới” trong chương trình Phát triển không gian văn hóa và chương trình Tình sông Hương tại thành phố Huế. Từ năm 2012 đến nay, Lĩnh đều có tác phẩm tham gia Triển lãm Mỹ thuật Khu vực IV Bắc miền Trung với nhiều tác phẩm giàu hình tượng nghệ thuật như: “Một góc thị xã”, “Lễ hội”, “Vui mùa”, “Lễ cầu mùa”, “Mùa nắng hạ”, “Luồng chạy cảm xúc”.

Năm 2013, Lê Quang Lĩnh được kết nạp vào Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh, chuyên ngành Mỹ thuật và đến tháng 10.2019 anh được kết nạp Hội Mỹ thuật Việt Nam, chuyên ngành Hội họa. Đó là niềm vui, tự hào của Lĩnh khi anh có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi các họa sĩ đi trước để từng bước hoàn thiện hơn về mặt chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp.

Trong nhiều chuyến tham gia trại sáng tác của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh, Lĩnh luôn thể hiện nghị lực, khát khao được vẽ. Anh vẽ mọi thứ xung quanh, gia đình, làng xóm, những đứa trẻ, những số phận dung dị đời thường, và đặc biệt thích vẽ phong cảnh, những đồng lúa, bờ đê...

Làng trẻ em mồ côi ở Hà Tĩnh giờ như ngôi nhà thứ hai của Lĩnh khi anh thường xuyên đến đây dạy vẽ, chia sẻ, động viên để các em không cảm thấy thiệt thòi. Từ kinh nghiệm và những gì mình đã trải qua, anh muốn không chỉ truyền nghề mà còn cả truyền cảm hứng cho trẻ khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn và đang tìm một con đường để đi tới. Anh cũng từng chia sẻ mong muốn mở một phòng triển lãm tranh dành cho người khuyết tật. “Đây sẽ là nơi các tác phẩm nghệ thuật của người khuyết tật có cơ hội được tiếp cận với khán giả yêu hội họa”.

Số phận không may mắn, nhưng tinh thần, nghị lực sống của Lĩnh trở thành tấm gương sáng cho nhiều người noi theo. “Tấm gương vĩ đại mà giản dị của Bác Hồ vẫn luôn song hành cùng mỗi bước tôi đi, là nguồn động viên tinh thần giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống để từ đó, tôi tiếp sức động viên những người cùng cảnh ngộ vượt lên số phận, trở thành người có ích cho xã hội...”, Lĩnh nói.

Văn hóa - Thể thao

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…