Lấp dần "khoảng trống" trong văn học thiếu nhi

Nhờ sự quan tâm của những người viết tâm huyết, của phụ huynh và chính các em nhỏ, văn học đề tài thiếu nhi đang lấy lại không khí sáng tác sôi động, kỳ vọng lấp dần "khoảng trống" hiện nay.

Giải thưởng văn học đề tài thiếu nhi 2023
Giải thưởng văn học đề tài thiếu nhi 2023

Không khí sáng tác sôi động trở lại

Nhìn nhận bức tranh chung của văn học thiếu nhi những năm qua, nhà văn Thái Chí Thanh, Chủ tịch Hội đồng Văn học thiếu nhi, Hội Nhà văn Việt Nam, cho biết: “Chúng ta từng có thời kỳ rực rỡ của văn học thiếu nhi với các thế hệ vàng. Nhiều lớp con em lớn lên được tắm trong nền văn chương đó. Bẵng đi mấy chục năm văn học cho thiếu nhi gần như thiếu sự quan tâm của xã hội và của các nhà văn. Tuy nhiên, những năm gần đây, văn học thiếu nhi đang khởi sắc trở lại, thể hiện ở sự phong phú về các mảng đề tài cũng như độ tuổi người sáng tác. Đáng mừng là sự quan tâm thực sự của đông đảo tác giả sáng tác cho thiếu nhi. Một số tác giả cũng như tác phẩm đã để lại dấu ấn qua cách tiếp cận mới lạ từ cả góc nhìn hiện thực lẫn lối viết giả tưởng”.

Nhà văn Thái Chí Thanh cho biết, để văn học thiếu nhi khởi sắc hơn, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã chuyển đổi nguồn lực, từ Ban Văn học thiếu nhi thành Hội đồng Văn học thiếu nhi, nhằm tìm kiếm những người viết tâm huyết, có sự đổi mới trong sáng tác. Bên cạnh đó, tổ chức các hội thảo, tọa đàm bàn về việc đưa thêm một số tiêu chí cho mảng văn học thiếu nhi, như lý luận, phê bình bên cạnh mảng thơ và văn truyền thống; hay xem xét công nhận truyện tranh vào văn học thiếu nhi; khuyến khích các trang viết về trẻ khuyết tật, tự kỷ, đồng tính, hay di dân, dịch bệnh... 

Có thể lấy ví dụ Cuộc vận động sáng tác văn học viết về đề tài thiếu nhi giai đoạn 2021 - 2025, đợt 1 tính đến ngày 15.6.2023 đã nhận được 246 tác phẩm tham dự, cho thấy sự sôi động của loại hình văn học này với đầy đủ vùng miền, từ Hà Nội, đến TP. Hồ Chí Minh, từ đồng bằng sông Cửu Long lên Tây Nguyên, qua các tỉnh miền Trung, ra miền núi phía Bắc. Điểm thú vị là nhiều tác giả người Việt Nam sinh sống hoặc học tập, công tác tại nước ngoài cũng nhiệt tình tham dự. Độ tuổi tác giả khá phong phú, cao nhất là cụ Huỳnh Sanh Châu - 95 tuổi, thấp nhất là em Kul Nguyễn - 10 tuổi…

Theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, qua kết quả đợt 1 Cuộc vận động sáng tác văn học viết về đề tài thiếu nhi và giải thưởng thường niên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023, có thể thấy lượng người viết cho thiếu nhi ngày càng tăng, độ tuổi tham dự cũng trẻ hóa. Bên cạnh đó, nhiều giải thưởng văn học cho thiếu nhi đã được phát động, như Giải thưởng văn học Kim Đồng, Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam… “Theo tôi, đây là những dấu hiệu tốt và cần thiết. Nhìn sang một số quốc gia coi trọng văn học thiếu nhi, xem đây như một ngành công nghiệp, những người sáng tác cũng nên xác lập lại sứ mệnh cho lĩnh vực văn học này”.

Tìm kiếm đề tài mới, tận dụng thế mạnh riêng

Lâu nay, văn học về thiếu nhi được đánh giá vẫn còn "khoảng trống", khan hiếm những hình tượng nghệ thuật có khả năng truyền cảm hứng cho người đọc nhỏ tuổi. Nhà văn Thái Chí Thanh cho rằng, tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi phải chú trọng trước hết ở tính nhân văn, sự hồn nhiên để tạo sự hấp dẫn. Hiện nay, xã hội thay đổi với nhiều nguồn thông tin, buộc văn học viết cho lứa tuổi này phải đổi mới, thâm nhập các đề tài thiên về siêu thực, ma mị... thay vì dừng ở các hình tượng mặt trăng, mặt trời, mắt na, múi bưởi… đơn điệu. "Chúng tôi đã thấy được tinh thần đổi mới trong tác phẩm Mèo sinh ra đâu phải chỉ bắt chụp của Dương Thị Thảo Nguyên - tác giả đoạt giải thưởng Cuộc vận động sáng tác văn học viết về đề tài thiếu nhi đợt 1. Theo tác giả, mèo cũng phải có ước mơ, được làm nghệ sĩ… là điểm hấp dẫn và hay để đánh giá giá trị của tác phẩm".

Tác giả Dương Thị Thảo Nguyên thừa nhận, với chị, đây là mảng đề tài khó vì phải chọn lọc từ vựng sao cho thật khéo, yếu tố hài hước, không nặng yếu tố bài học, giáo điều, sao cho các bạn nhỏ thấy hào hứng hơn, mong muốn được khám phá nhiều hơn.

Về cách lựa chọn đề tài cho tác phẩm Cá Linh đi học, Giải thưởng năm 2023 Hội Nhà văn Việt Nam thể loại văn học thiếu nhi, nhà văn Lê Quang Trạng chia sẻ, anh viết tác phẩm này với các thế mạnh riêng của mình, tạo không khí văn chương trong sáng, hướng đến chân - thiện - mỹ. Sinh ra tại miền Tây Nam Bộ, suốt tuổi thơ đến khi trưởng thành, anh gắn bó với mảnh đất An Giang, với văn hóa sông nước vùng đầu nguồn sông Cửu Long. Vì thế, tác phẩm ngoài việc bám vào vùng đất, môi trường sinh thái, văn hóa, còn muốn góp phần nâng cao tình yêu đối với thủy sản, với cá linh, tạo sự trắc ẩn về việc đánh bắt tận diệt, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái mà cốt lõi là giá trị nhân văn của con người.

"Sở dĩ tôi tự tin với nội dung lựa chọn giới thiệu tới độc giả ở tác phẩm này sau nhiều thế hệ nhà văn đã thành công với các sáng tác cho đồng bằng sông Cửu Long như Sơn Nam, Nguyễn Ngọc Tư… vì qua mỗi thế hệ, mỗi thời đại lại có góc nhìn khác nhau. Tôi chọn góc nhìn mới về vấn đề giữ gìn và hòa nhập văn hóa", tác giả Lê Quang Trạng khẳng định.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.