Khai thác giá trị tín ngưỡng, tôn giáo phát triển du lịch

Không gian văn hóa tâm linh thành điểm đến hấp dẫn

Không ít di tích tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội đã và đang được khai thác hiệu quả, là cơ sở, nền tảng để phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân; qua đó, quảng bá, lan tỏa rộng rãi những giá trị của di tích và của tín ngưỡng, tôn giáo.

Điểm hội tụ tín ngưỡng về cội nguồn dân tộc

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ tự các vua Hùng đã có công dựng nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nơi đây đã được các triều đại và nhân dân gìn giữ, phụng thờ, trở thành điểm hội tụ văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, phong tục... của dân tộc Việt Nam. 

Lễ hội đền Hùng. Ảnh: BVHTTDL
Lễ hội đền Hùng. Ảnh: BVHTTDL

Gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đền Hùng trở thành một trong những địa chỉ văn hóa tâm linh thu hút đông đảo đồng bào trong và ngoài nước, đặc biệt vào dịp Giỗ Tổ (10.3 Âm lịch). Đây cũng là điểm đến nổi bật và quan trọng nhất của du lịch Phú Thọ. Lượng khách du lịch đến tham quan và tham dự Lễ hội đền Hùng chiếm khoảng 85 - 90% tổng lượt khách đến tỉnh Phú Thọ hàng năm, khoảng 82% tổng doanh thu du lịch - dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Với những giá trị văn hóa, tiềm năng du lịch, Quyết định số 552/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21.4.2017 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, với mục tiêu Khu di tích lịch sử đền Hùng sẽ là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc, điểm du lịch về với cội nguồn dân tộc đặc biệt hấp dẫn. Các sản phẩm du lịch dựa trên nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững. Ngày 22.10.2020, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành Quyết định số 3040/QĐ-BVHTTDL công nhận Khu du lịch quốc gia đền Hùng.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử đền Hùng đã góp phần lan tỏa văn hóa, giáo dục lịch sử, phát triển kinh tế địa phương. Lượng khách đến với Khu di tích tăng hàng năm. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ ước tính năm 2023 đền Hùng đón 8 triệu khách.

Quần thể văn hóa - tôn giáo Hương Sơn

Di tích lịch sử và quần thể danh lam thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) thuộc xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, Hà Nội là Di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể danh thắng này gồm hệ thống đình, đền, chùa, hang, động rải rác quanh dãy núi Hương Sơn ở 5 thôn: Yến Vỹ, Đục Khê, Hội Xá, Tiên Mai và Phú Yên. Các di tích Phật giáo được chia làm 3 tuyến chính là: Thiên Trù - Hương Tích; Long Vân - Thanh Sơn; Bảo Đài - Tuyết Sơn. Các chùa, động ở đây được phát hiện và xây dựng vào thế kỷ XVII - XIX.

Chùa Hương đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng của đạo Phật Việt Nam, là dòng chảy liên tục hội tụ, kết tinh và lan tỏa của Sơn môn Hương Tích. Hàng triệu đồng bào từ mọi miền đất nước đã về đây cùng thành kính bày tỏ ước vọng Quốc thái, dân an.

Nét nổi bật của danh thắng Hương Sơn là Lễ hội chùa Hương tổ chức với quy mô lớn, kéo dài 3 tháng mùa xuân và diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh. Mỗi năm quần thể này đón khoảng 1,5 triệu khách. Trong đó, hơn 90% du khách đến với Hương Sơn vào dịp Lễ hội chùa Hương.

Để phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt gắn với phát triển du lịch văn hóa, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đưa ra 3 khâu đột phá: tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh thu hút đầu tư; đổi mới công tác quản lý phát triển du lịch - dịch vụ chất lượng cao gắn với phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

Địa phương cũng ban hành các chương trình, nghị quyết, đề án để khai thác, phát huy những lợi thế phát triển văn hóa du lịch trên địa bàn, với chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu đến năm 2025 đón 2 triệu lượt khách/năm, 50.000 lượt khách quốc tế; năm 2030 đón 4 triệu lượt khách/năm, trong đó 1 triệu lượt khách quốc tế.

Trung tâm du lịch văn hóa tâm linh Nam Bộ

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang. Người dân địa phương vẫn lưu truyền những câu chuyện thú vị về Bà Chúa Xứ núi Sam gắn với quá trình khai hoang và chống giặc ngoại xâm.

Trong tín ngưỡng của người dân Châu Đốc nói riêng, vùng Nam bộ nói chung, Bà Chúa Xứ núi Sam nằm trong hệ thống Thánh Mẫu, được tôn thờ trong điện thần và tổ chức các thực hành liên quan như lễ hội, tế lễ và các hình thức diễn xướng dân gian khác.

Nơi đây cũng là một trong những danh thắng nổi tiếng và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến vùng đất Nam bộ, nhất là lễ hội Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Lễ hội diễn ra từ ngày 23 - 27.4 Âm lịch hàng năm, được thực hiện theo nghi thức truyền thống, mang đậm văn hóa của cư dân vùng Tây Nam bộ, thể hiện bản sắc, sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm, với cả phần lễ và phần hội đặc sắc. Lễ hội đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014.

Năm 2018, Khu du lịch núi Sam với cảnh quan thiên nhiên độc đáo cùng quần thể di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, gồm miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, gắn với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam đã được công nhận là Khu du lịch quốc gia với định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch đặc sắc về văn hóa tâm linh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Trung bình mỗi năm, Khu du lịch núi Sam đón hơn 5 triệu lượt khách. 8 tháng năm 2023 đã có hơn 4,4 triệu lượt khách hành hương đến miếu.

Văn hóa - Thể thao

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.

Công bố gần 150 tài liệu, hiện vật về Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Công bố gần 150 tài liệu, hiện vật về Quân đội nhân dân Việt Nam

Gần 150 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các phông tài liệu hành chính như: Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ, Bộ Ngoại giao, tài liệu của các nghệ sĩ... là minh chứng quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm qua.

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực - hấp lực cho du lịch Huế

Theo TS. Trần Ðình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, từ nơi biên viễn trở thành dinh phủ rồi kinh đô thời chúa Nguyễn - Tây Sơn - Nguyễn, nên văn hóa ẩm thực Huế hội tụ tinh hoa khắp nơi, rồi lan tỏa ra bên ngoài, trên nền tảng yếu tố bản địa phương Nam, cội nguồn đất Bắc và cả phương Tây, mang bản sắc truyền thống riêng có.

Du khách tham quan Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng
Văn hóa - Thể thao

Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.